17/01/2017 10:31 GMT+7

“Sờ gáy” lãnh đạo Samsung, Hàn Quốc quyết “trị” chaebol

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Việc điều tra Samsung cho thấy các công tố viên Hàn Quốc đang đẩy cuộc chiến với những tập đoàn gia đình trị (chaebol) ở nước này lên một nấc thang mới.

Ông Lee Jae Yong là một trong những nhân vật quyền lực nhất Hàn Quốc, được mệnh danh là “thái tử Samsung” - Ảnh: Reuters

Nhóm công tố viên đặc biệt ngày 16-1 chính thức yêu cầu bắt giữ ông Lee Jae Yong, phó chủ tịch Samsung Electronics.

Trong năm 2016, ông Lee Jae Yong đứng thứ 40 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới (năm 2015 xếp thứ 33), nằm ở vị trí thứ 32 trong số những đại gia công nghệ giàu nhất thế giới và là tỉ phú giàu thứ 201 thế giới. Tại Hàn Quốc, ông Lee xếp thứ ba trong danh sách những người giàu nhất năm 2016.

Dự kiến, tòa án trung tâm Seoul tổ chức một buổi điều trần vào ngày 18-1 để quyết định có phê chuẩn lệnh này hay không.

“Thái tử Samsung”

Phản ứng sau tuyên bố của văn phòng công tố đặc biệt, trong thông cáo gửi đến truyền thông, Tập đoàn Samsung bác bỏ các cáo buộc hối lộ nhắm vào ông Lee và cho rằng “thật khó hiểu về quyết định nói trên”.

Ông Lee bị cho là liên quan đến vụ bê bối của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Hiện bà Park đang bị đình chỉ chức vụ, chờ điều tra nghi án vi phạm hiến pháp Hàn Quốc, để người bạn thân Choi Soon Sil lạm quyền.

Ông Lee bị nghi hối lộ khoản tiền 43 tỉ won (36,3 triệu USD) cho bà Choi (hiện bị giam giữ) nhằm được ưu ái trong vụ sáp nhập hai công ty của Samsung, Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời ông Lee Kyu Chul - người phát ngôn nhóm công tố viên.

Vụ điều tra liên quan tới ông Lee Jae Yong được miêu tả là một cú sốc, không chỉ vì tính chất của sự việc. Bản thân ông Lee đã nổi tiếng và được xem là một trong những người quyền lực nhất thương trường Hàn Quốc.

Sinh ngày 23-6-1968 trong một gia đình đầy thế lực, ông Lee là cháu nội của Lee Byung Chul, nhà sáng lập Samsung, là con cả và là con trai duy nhất của ông Lee Kun Hee - chủ tịch Tập đoàn Samsung hiện nay.

Ông Lee từng học lịch sử Đông Á tại ĐH Quốc gia Hàn Quốc, sau đó lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Keio (Nhật Bản). Sau đó, ông Lee học tiến sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Harvard (Mỹ) trong 5 năm.

Ông Lee bắt đầu công việc điều hành Samsung từ năm 1991, giữ chức phó chủ tịch phụ trách kế hoạch và chiến lược, sau đó làm chánh văn phòng phụ trách khách hàng. Từ năm 2012, ông Lee tiếp quản chiếc ghế phó chủ tịch Samsung Electronics.

Thanh danh của ông Lee sớm vượt khỏi biên giới Hàn Quốc. Tạp chí Forbes đánh giá tính đến ngày 16-1-2017, tài sản của người đàn ông 48 tuổi này là 6 tỉ USD.

Với danh tiếng, tiền bạc và quyền lực như trên, truyền thông thường gọi ông Lee là “thái tử Samsung”, mô tả doanh nhân này là người ít nói, lạnh lùng trong phong cách xử lý nhưng lịch thiệp và rất sẵn lòng tiếp đón báo chí.

Tuyên chiến với chaebol

Cụm từ chaebol dùng để chỉ các công ty gia đình quyền lực tại Hàn Quốc, tồn tại từ thập niên 1960 đến nay và chi phối mạnh mẽ thương trường Hàn Quốc. Trong số các chaebol, Samsung là tập đoàn hàng đầu với quy mô và tầm ảnh hưởng cực lớn.

Thông thường, các vụ bê bối liên quan tới các chaebol sớm bị dập tắt, nhưng trường hợp của ông Lee thì khác.

Trong khi đó ông Robert Kelly, phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Pusan (Hàn Quốc), nói rằng Chính phủ Hàn Quốc có lịch sử dài về việc can thiệp vào kinh tế, tạo ra môi trường dễ bị tham nhũng.

Ông nói: “Các anh chắc đã nghe về việc Hàn Quốc bị ví là cộng hòa Samsung rồi. Có những thứ trung thực mà nói, sẽ tốt về hiệu ứng chính trị qua việc đánh vào các công ty chaebol lớn nhất...”.

Cổ phiếu của Samsung đã giảm gần 3% ngay sau khi thông tin về yêu cầu bắt giữ ông Lee được công bố. Trước đó, trong lần đầu tiên ông Lee bị thẩm vấn hôm 11-1 tuần trước, cổ phiếu Samsung tụt 6% từ ngày 12-1, theo CNN.

Trường hợp của ông Lee là diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc biểu tình sâu rộng gồm cả triệu người Hàn Quốc nhằm chống lại chính quyền của Tổng thống Park, kêu gọi thanh lọc bộ máy nhà nước và dẹp bỏ sự thâu tóm của các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc. Dù vậy cho đến nay, mới chỉ Samsung chính thức bị sờ gáy.

Ngày 11-1, ông Lee Jae Yong làm việc liên tục 22 tiếng đồng hồ với cơ quan chức năng. Trong 22 tiếng ấy, ông Lee không ngủ, chỉ ăn một hộp thức ăn nhanh cho bữa trưa, nhưng sau đó vẫn giữ sự tươi tắn, điệu bộ hết sức bình tĩnh và trả lời báo chí. Tất nhiên, ông đã không thừa nhận bất cứ cáo buộc nào.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đức Merz đã có các cuộc điện đàm với ông Trump trong ngày 4-7. Chính phủ Đức cho biết đã thảo luận đề xuất mua các hệ thống Patriot từ Mỹ để chuyển cho Ukraine.

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tái khẳng định nhất quán coi Mỹ là một trong những đối tác có tầm quan trọng chiến lược, sẵn sàng cùng Mỹ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện phát triển hiệu quả, thực chất, đem lại lợi ích thiết thực.

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar