18/08/2020 13:30 GMT+7

SIU và mục tiêu đào tạo chuyên gia Luật có khả năng tranh tụng quốc tế

KIM YẾN
KIM YẾN

Đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế từ 2019, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) hướng đến mục tiêu đào tạo ra những luật sư tương lai có khả năng tranh tụng quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu này, SIU đã thiết kế chương trình đào tạo tiên tiến vừa đảm bảo kiến thức pháp luật trong nước, vừa chắt lọc tinh túy theo tiêu chuẩn ngành Law & Economics của đại học Hoa Kỳ. Chương trình có đến hơn 30% số tín chỉ các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Cố vấn chuyên môn của chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế là các chuyên gia đầu ngành về pháp luật, những người từng nắm giữ các chức vụ quan trọng tại các cơ quan Trung ương như Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương... Đây cũng là những người thầy luôn theo sát sinh viên SIU trong suốt quá trình học tập.

SIU và mục tiêu đào tạo chuyên gia Luật có khả năng tranh tụng quốc tế - Ảnh 1.

GS.TS. Phan Trung Lý - Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, hiện là thành viên Hội đồng Khoa học & Đào tạo và giảng viên cơ hữu Đại học Quốc tế Sài Gòn - và sinh viên trong một hội thảo chuyên ngành tại trường.

Tham gia giảng dạy chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế của SIU là đội ngũ các chuyên gia Luật đầu ngành trong lĩnh vực lập pháp, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đã và đang làm việc tại các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Văn phòng luật sư và Công ty luật, Trung tâm trọng tài quốc tế, Trung tâm hòa giải thương mại.

Đặc biệt, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn còn có kế hoạch mời các giáo sư từ các trường đại học của Hoa Kỳ và thẩm phán của Hoa Kỳ tham gia giảng dạy, tạo điều kiện để sinh viên được tiếp cận thường xuyên với thủ tục tranh tụng tại Tòa án kinh tế, Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế, Trung tâm hòa giải thương mại.

SIU và mục tiêu đào tạo chuyên gia Luật có khả năng tranh tụng quốc tế - Ảnh 2.

GS. Xuan-Thao Nguyen - Giáo sư Luật mang học hàm Gerald L.Bepko, hiện đang là Giám đốc Trung tâm Sở hữu trí tuệ & Đổi mới sáng tạo, Khoa Luật McKinney, Đại học Indiana (Hoa Kỳ) giảng dạy môn Luật sở hữu trí tuệ tại SIU.

Tại SIU, các hội thảo, seminar với các khách mời là các luật sư uy tín, chánh án, thẩm phán, trọng tài viên, hòa giải viên thương mại, lãnh đạo đương chức của các cơ quan pháp luật trung ương cũng thường xuyên được tổ chức, là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức, luyện tập kỹ năng thực hành pháp luật và vận dụng những tri thức đã học vào thực tế.

SIU và mục tiêu đào tạo chuyên gia Luật có khả năng tranh tụng quốc tế - Ảnh 3.

Sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế SIU diễn tập giải quyết một tình huống tranh chấp quốc tế.

Bên cạnh chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế quốc tế của SIU còn được hưởng lợi với chương trình tiếng Anh kỹ năng, tiếng Anh pháp lý và chương trình tin học quốc tế được tài trợ 100% học phí trong 3 năm. Đây là những kỹ năng không thể thiếu để sinh viên dễ dàng đáp ứng yêu cầu công việc tại các công ty, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức liên quan đến pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế.

SIU và mục tiêu đào tạo chuyên gia Luật có khả năng tranh tụng quốc tế - Ảnh 4.

Sinh viên Luật kinh tế quốc tế trình bày tham luận tại cuộc thi nghiên cứu khoa học của trường.

Luật kinh tế quốc tế là chuyên ngành được dự đoán sẽ phát triển vượt bậc trong thời kỳ hội nhập, bởi hội nhập trước hết là hội nhập về kinh tế. Do đó một "bộ khung" pháp luật chặt chẽ cùng đội ngũ chuyên viên, luật sư chất lượng là nền tảng không thể thiếu để kinh tế Việt Nam tự tin bước vào các sân chơi lớn như WTO, AEC, EVFTA… Đây cũng chính là lý do Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn xây dựng định hướng đào tạo hiện đại, tiếp thu chương trình đào tạo ngành Luật tiên tiến của nước ngoài. 

Mục tiêu của Trường là đào tạo nên các thế hệ sinh viên có nền tảng chuyên môn tốt, giỏi ngoại ngữ, có khả năng tranh tụng quốc tế để vươn tầm ra khu vực và thế giới, tham gia bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người dân Việt Nam, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong các vụ kiện, tranh chấp pháp lý quốc tế.

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) đạt kiểm định quốc tế IACBE - Hoa Kỳ ngành Kinh doanh và kiểm định quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo. SIU là một trong số ít trường thuộc khu vực Châu Á được IACBE - Hoa Kỳ kiểm định và chứng nhận chất lượng giáo dục.

SIU hiện đào tạo 14 chuyên ngành: Luật kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Quản trị du lịch, Quản trị nhà hàng - khách sạn, Marketing, Ngôn ngữ Anh, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng và Mạng máy tính. Theo khảo sát năm 2019, gần 97% sinh viên SIU có việc làm, 3% còn lại học lên bậc học cao hơn hoặc chuyển tiếp du học tại nhiều nước trên thế giới.

KIM YẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Hành trình hướng nghiệp giờ đây không chỉ là chuyện riêng của con trẻ, mà là bài toán thời cuộc của cả gia đình, nhà trường và xã hội.

Hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI: sợ hãi hay kỳ vọng?

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar