02/12/2018 12:16 GMT+7

Sinh viên thiếu môi trường học tiếng Anh

M.G.
M.G.

TTO - Việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường đại học vẫn chủ yếu theo truyền thống, tức là chú trọng kỹ năng đọc, viết và mục đích chủ yếu là phục vụ các kỳ thi, chứ chưa thực sự ứng dụng vào thực tiễn công việc.

Sinh viên thiếu môi trường học tiếng Anh - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM trong giờ học tiếng Anh - Ảnh: M.G.

Nhận định này được đưa ra tại hội thảo giảng dạy tiếng Anh toàn quốc lần thứ nhất do Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM tổ chức ngày 1-12, với sự tham gia của giáo viên tiếng Anh đến từ 27 trường ĐH trong toàn quốc.

Theo các đại biểu, đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 có tổng kinh phí gần 9.400 tỉ đồng đã được triển khai với mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường, để đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và ĐH có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập. Tuy nhiên, đến nay kết quả mang lại của đề án này chưa cao, chưa đạt được mục tiêu đề ra.

Nguyên nhân chính là số giáo viên giảng dạy ngoại ngữ chưa đạt chuẩn, một số địa phương vùng sâu vùng xa thiếu trầm trọng giáo viên dạy ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ chủ yếu diễn ra ở lớp học, người học không có cơ hội sử dụng ngoại ngữ giao tiếp, lớp học ngoại ngữ vẫn còn chiếm số lượng lớn người học.

Môi trường thực hành tiếng Anh ở các trường hiện chủ yếu diễn ra ở khuôn khổ lớp học, cùng với hạn chế về thời gian dẫn đến hiệu quả học không cao.

Từ đó, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Anh là phải tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Anh, hoặc môi trường song ngữ cho học viên trong giờ học và tại nơi đào tạo để học viên có thể vận dụng ngay kiến thức trong việc giao tiếp.

Hiện nhiều trường tổ chức một số câu lạc bộ tiếng Anh, qua Facebook, kiểm tra kỹ năng nói của sinh viên mỗi học kỳ, nâng cao trình độ của giảng viên giảng dạy ngoại ngữ thông qua các hoạt động tạo điều kiện học tập, trao đổi với giảng viên, chuyên gia nước ngoài...

TTO - Tiếng Anh sẽ là học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trung cấp, cao đẳng theo đề xuất của Bộ Lao động - thương binh và xã hội.

M.G.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar