05/03/2024 09:37 GMT+7

Sinh viên nhắn tin cho giảng viên 'đòi' điểm... thấp hơn

Giảng viên vô điểm 9, sinh viên nhắn tin cho giảng viên nói rằng điểm bị vô nhầm và nói điểm thực của mình để giảng viên điều chỉnh.

Học sinh được sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tư vấn thông tin tuyển sinh 2024 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM ngày 3-3 - Ảnh: USSH

Học sinh được sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tư vấn thông tin tuyển sinh 2024 tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức tại TP.HCM ngày 3-3 - Ảnh: USSH

Mới đây, ông Trần Nam - giảng viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết một sinh viên nhắn tin cho ông nói điểm trên hệ thống bị nhầm.

Theo chia sẻ của ông Nam, ở môn kỹ năng truyền thông và giao tiếp của năm thứ nhất ngành xã hội học, ông đã vô nhầm điểm của sinh viên T.N.N.H. từ 8.0 thành 9.0. Điểm lên hệ thống, sinh viên nhắn báo và nhờ ông chỉnh lại 8.0 điểm.

"Dạ con chào thầy. Con là T.N.N.H, sinh viên K29 khoa xã hội học. Ở môn kỹ năng truyền thông và giao tiếp, con học ở lớp 1. Điểm thi cuối kỳ của nhóm con là 8.0 mà thầy nhập lên web là con 9.0 điểm ạ" - sinh viên nhắn.

Ông Nam cho biết đã xem lại điểm và điều chỉnh. Ông cho rằng đây là hành vi liêm chính bởi sinh viên không nhắn ông cũng không phát hiện ra.

Một số ý kiến cho rằng sinh viên liêm chính cần được cộng thêm điểm hoặc giữ nguyên điểm. Sự trung thực, liêm chính cần được khuyến khích. Tuy nhiên ông Nam cho biết chưa có quy định cho việc này.

Nhiều sinh viên tương tự

Đây không phải là trường hợp cá biệt. Bà Đoàn Hữu Hoàng Khuyên - giảng viên khoa báo chí - truyền thông Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết cũng gặp nhiều sinh viên tương tự.

Bà Khuyên cho hay bà dạy các môn lịch sử báo chí Việt Nam, phỏng vấn. Các môn này có nhiều bài tập, nhiều cột điểm thành phần. Do đó khi vô điểm rất dễ bị nhầm. Trước khi nộp điểm cho trường, bà luôn gửi bảng điểm cho sinh viên nhờ các bạn kiểm tra.

"Có bạn điểm cao nhưng tôi vào điểm thấp nên các bạn phản hồi để điều chỉnh. Có bạn điểm thấp nhưng lại thành điểm cao cũng báo lại cho tôi để vào điểm cho đúng. Điều này khiến tôi rất trân trọng các bạn về sự trung thực...

Các bạn thể hiện cái tôi của mình trong veo, có sao nói vậy. Đó là điều rất đáng quý" - bà Khuyên chia sẻ thêm.

Xét công nhận giáo sư, phó giáo sư: Cần xây dựng văn hóa liêm chính

Tuổi Trẻ giới thiệu ý kiến của TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar