19/03/2022 12:28 GMT+7

Sinh viên, người lao động chật vật thích ứng với giá xăng, giá gas tăng

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Xăng gần chạm mốc 30.000 đồng/lít, gas tăng giá hơn trăm nghìn đồng/bình, kéo theo là sinh hoạt phí tăng, khiến cuộc sống của những bạn sinh viên trẻ, người lao động nghèo càng trở nên khó khăn.

Sinh viên, người lao động chật vật thích ứng với giá xăng, giá gas tăng - Ảnh 1.

Hai sinh viên Ngọc Hà, Phương Linh cố gắng tìm việc làm thêm để có tiền trang trải các chi phí sinh hoạt - Ảnh: HÀ QUÂN

Phòng trọ rộng 5-7m2 nằm trong con ngõ sâu gần trường. Phạm Ngọc Hà (sinh viên năm cuối, quê Tuyên Quang) đang cùng Đào Phương Linh (sinh viên năm cuối, quê Hưng Yên) tính toán lại sinh hoạt phí.

Từng gạch đầu dòng: trứng gà 40.000 đồng/chục, rau muống 30.000 đồng/mớ to, cà chua 15.000 đồng/cân khiến Hà "hoa mắt". Nhưng hãi nhất là tiền phòng 2,8 triệu đồng/3 người, điện nước 4.000 đồng/số điện.

Với quỹ sinh hoạt phí "phình to", Phương Linh tính sẽ phải tìm thêm việc gia sư tiếng Hàn để vừa tích lũy kinh nghiệm, bớt phải xin tiền cha mẹ ở quê, do năm cuối nên tiền học liệu làm khóa luận khá tốn kém.

Hà cho biết: "Mỗi tháng, bố mẹ gửi cho 3 triệu đồng. Xăng tăng nên cái gì cũng tăng, em không còn đi ăn ngoài nữa. Bố mẹ tính nếu mua thịt, rau củ để lâu như khoai lang, khoai tây, su hào, cà rốt, bắp cải gửi lên thì vẫn rẻ hơn mua tại Hà Nội, lại còn tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Thế là từ tháng nay, em chỉ ra chợ mua cà chua, hành, tỏi, dầu ăn, còn lại bố mẹ đóng thùng gửi từ quê lên".

Chị Nguyễn Thị Nga (44 tuổi, quê Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) phải căng mình làm công việc kéo xe thuê ở chợ Long Biên để tồn tại trên thành phố, dành dụm tiền gửi về quê nuôi hai con đang học phổ thông.

Sinh viên, người lao động chật vật thích ứng với giá xăng, giá gas tăng - Ảnh 2.

Chị Nguyễn Thị Nga vừa nấu cơm, vừa chia sẻ câu chuyện khó khăn khi xăng tăng giá - Ảnh: HÀ QUÂN

Chị Nga kể: "Việc thì bập bõm, ngày có, ngày không. Có ngày nhiều người thuê thì kiếm được 100.000-200.000 đồng, ngày nhiều mới được 300.000 đồng. Nhưng có ngày ngồi từ 21h đến sáng không được chuyến nào vì ít khách, chủ buôn nhập hàng ít đi". 

Chồng chị chạy Grab, trừ xăng xe, tiền ăn trưa cũng được 100.000-150.000 đồng. Nhưng giờ có ngày chả được nghìn nào. Tiền nhà cứ mở mắt ra là mất 40.000 đồng/ngày. Tháng phải trả hơn triệu tiền phòng, chưa tính điện nước, ăn uống, thuốc men lúc ốm đau. 

Vừa kể, chị Nga tranh thủ bẻ nhỏ tấm gỗ vừa nhặt được ở bãi phế liệu gần chợ. Đây là nguyên liệu đun nấu chính của gia đình chị do gas tăng. Bữa nay, chị Nga nấu một bữa cơm có hai miếng thịt luộc, một ít cổ gà và vài nghìn dưa muối.

"Trong Tết, giá gas chỉ tầm 380.000 đồng/bình, giờ đã là 480.000 đồng, tăng cả trăm bạc chứ ít gì. Chưa kể dầu ăn, nước mắm đều tăng giá. Như dầu ăn, chai bé chỉ 15.000 đồng mà giờ 20.000 đồng. Từ độ hai tuần nay, mình đã chuyển sang dùng mỡ lợn thay cho dầu ăn. Muối hạt thay cho bột canh, mì chính, miễn là no bụng để đi làm là tốt rồi", chị Nga bộc bạch.

Dù đường về nhà chỉ khoảng 70km nhưng hai tháng qua chị và chồng chưa về thăm con. Bởi mỗi lần về thăm nhà lại mất thêm khoản tiền đi lại, trong khi "cục nợ" gần 200 triệu đồng do heo mắc dịch tả châu Phi hai năm trước vẫn ám ảnh chị Nga.

"Hai năm trước, mình có chăn nuôi lợn, sau thì chết hết nên theo người cùng làng xuống Hà Nội làm. Người ta bảo làm gì thì mình làm nấy, miễn là có tiền, mỗi tháng gửi được về quê vài triệu để ông bà nuôi con. Ai cũng bảo về quê cho đỡ khổ nhưng còn tiền vay vẫn phải trả, thà ở trên này còn có đồng ra đồng vào", chị giãi bày.

Cùng cảnh lao động nghèo kiếm sống, cô Hiền (51 tuổi, quê Sơn Tây, Hà Nội) tâm sự cô và chồng cứ 3h sáng dậy để thịt lợn rồi đi gần 50km đến một chợ cóc ở quận Thanh Xuân để bán. Ngồi từ sáng đến gần trưa, lác đác vài người hỏi mua nên chỗ thịt của hai vợ chồng cô Hiền vẫn còn mới nguyên. Theo cô Hiền, giá thịt lợn vẫn ở mức 80.000 đồng so với trước Tết do buôn bán ế ẩm, nếu tăng nữa thì không có khách.

Ngồi ở sạp kế bên cô Hiền, chị Hoa (bán tôm tươi, quê Chương Mỹ, Hà Nội) cũng lo lắng vì trưa rồi vẫn chưa bán được hàng. Nhà cách chợ 30km, chồng làm ruộng, lúc được mùa lúc mất mùa nên kinh tế đặt nặng lên vai chị.

Chị Hoa tâm sự: "Do dịch, xăng tăng nên người ta hạn chế ra ngoài. Mình nhập hàng đã 17.000-18.000 đồng/lạng rồi nên không thể bán thấp hơn nữa. Ngày trước, sinh viên đông nên nhập 4-5 triệu vẫn hết hàng, giờ giảm đi một nửa mà không có khách mấy".

Chị Hoa, cô Hiền chỉ là hai trong số hàng ngàn tiểu thương khắp các chợ cóc, chợ dân sinh trên địa bàn thủ đô đang "méo mặt" vì xăng tăng, gas tăng. Với họ, mong muốn lúc này là dịch bệnh sớm qua đi, vật giá giảm xuống để có thêm miếng thịt, mớ rau cho bữa cơm gia đình.

Khó khăn theo giá xăng tăng

TTO - Dù tăng giá nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) đầu mối kinh doanh xăng dầu vẫn 'kêu'. Bộ Tài chính đã trả lời 'không phù hợp' nhưng nhiều ý kiến vẫn đề nghị giảm thuế phí để hài hòa lợi ích người dân, Nhà nước, DN.

HÀ QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 17-5: Miền Nam chiều mưa rào, miền Bắc mưa rất to

Hôm nay 17-5, thời tiết Bắc Bộ mưa rào đến mưa rất to, cần chú ý lũ quét, sạt lở. Nam Bộ mưa rào chiều tối.

Thời tiết hôm nay 17-5: Miền Nam chiều mưa rào, miền Bắc mưa rất to

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar