15/03/2024 16:29 GMT+7

Sinh viên muốn thực tập sớm ở các công ty vi mạch được không?

Nhiều sinh viên khi gặp gỡ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vi mạch đã bày tỏ mong muốn được thực tập sớm ở các doanh nghiệp này.

Sinh viên Trần Duy Nguyên mong muốn được thực tập ở công ty vi mạch khi đang học năm 2 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Sinh viên Trần Duy Nguyên mong muốn được thực tập ở công ty vi mạch khi đang học năm 2 - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Tại lễ công bố chương trình đào tạo vi điện tử - thiết kế vi mạch của Trường đại học Bách Khoa (Đại học Đà Nẵng) diễn ra ngày 15-3, nhà trường đã kết nối cho sinh viên và một số đại diện doanh nghiệp vi mạch lớn cùng gặp gỡ.

Học vi mạch cần trang bị kỹ năng gì

Sinh viên Trần Duy Nguyên (năm 2, khoa Điện tử viễn thông) đặt câu hỏi: "Ngoài khung chương trình đào tạo của trường, sinh viên nên chuẩn bị thêm những kiến thức, kỹ năng nào để được nhận vào các công ty vi mạch?".

Nguyên cũng thắc mắc liệu sinh viên năm 2 thì có cơ hội thực tập ở các công ty vi mạch hay không.

Trước câu hỏi trên, ông Nguyễn Phúc Vinh - giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam - cho biết mong muốn của các công ty công nghệ là sinh viên năm 2 tập trung học chuyên sâu các môn chuyên ngành.

Nếu có cơ hội vào được các nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực này là điểm giúp ích lớn cho các bạn.

Ông Nguyễn Phúc Vinh - giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam cho rằng sinh viên vi mạch ngoài kiến thức chuyên môn cần trang bị tốt tiếng Anh và kỹ năng làm việc nhóm - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Ông Nguyễn Phúc Vinh - giám đốc kỹ thuật Synopsys Việt Nam cho rằng sinh viên vi mạch ngoài kiến thức chuyên môn cần trang bị tốt tiếng Anh và kỹ năng làm việc nhóm - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

"Khi được tham gia thực hành trong các nhóm nghiên cứu chuyên sâu cùng các chuyên gia, các bạn không những được tiếp cận nhiều kiến thức chuyên môn mà còn có kỹ năng làm việc nhóm... là lợi thế cho sinh viên sau này", ông Vinh nói.

Theo ông Vinh, xuất phát điểm của thiết kế vi mạch là từ nước Mỹ. Đây là công việc đòi hỏi kiến thức rất chuyên sâu.

Có rất nhiều người Việt nổi tiếng trong lĩnh vực này nhờ đức tính cần cù, siêng năng, ham học hỏi, tỉ mỉ và cẩn thận. Đây là những điểm mạnh phù hợp gắn bó với ngành vi mạch.

Ông Vinh cho biết kiến thức được học nhiều nhưng khi làm thì chỉ làm một mảng nhỏ. Vì vậy, ngoài kiến thức chuyên môn sâu, sinh viên cần có tiếng Anh tốt, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm để hợp tác tốt với các nhóm khác, cùng nhau đưa ra các giải pháp tốt cho sản phẩm mà bạn thiết kế.

Doanh nghiệp chào đón

Theo ông Vinh, Synopsys cũng thống kê nhu cầu về nhân lực từ các trường. Con số cho thấy có từ 400 - 500 kỹ sư ở TP. HCM và khoảng 200 kỹ ở Đà Nẵng mỗi năm. Công ty cũng có khoảng 50 vị trí thực tập hằng năm, cơ hội rất rộng mở cho sinh viên.

Sinh viên Nguyễn Thị Uyên Phương (năm 2 chuyên ngành kỹ thuật máy tính) hỏi: "Có cơ hội nào cho sinh viên tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển của các công ty về vi mạch hay không?".

Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng đầu tư phòng thực hành thiết kế vi mạch với hệ thống máy tính cài đặt bộ công cụ thiết kế vi mạch chuẩn công nghiệp (Cadence) phục vụ đào tạo chuyên ngành vi mạch - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Trường đại học Bách Khoa Đà Nẵng đầu tư phòng thực hành thiết kế vi mạch với hệ thống máy tính cài đặt bộ công cụ thiết kế vi mạch chuẩn công nghiệp (Cadence) phục vụ đào tạo chuyên ngành vi mạch - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Ông Nguyễn Cao Thành, quản lý R&D Trung tâm phát triển sản xuất chip công nghệ mới Đà Nẵng, Công ty cổ phần bán dẫn FPT cho rằng đây là điều mà doanh nghiệp rất mong muốn.

"Công ty sẵn sàng nhận sinh viên từ năm 3, với điều kiện sinh viên sẽ có quá trình khoảng 9 tháng để đánh giá, sinh viên có thể được tham gia một phần vào dự án, sau đó được đẩy vào vị trí cao hơn khi các em ra trường.

Tất cả các công ty vi mạch đều có cơ hội mở rộng dành cho sinh viên, miễn các em có đam mê và nỗ lực", ông Thành nói.

Ngày 15-3, Trường đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) chính thức công bố mở chương trình đào tạo vi điện tử - thiết kế vi mạch. Ngành vi điện tử - thiết kế vi mạch thuộc khoa Điện tử - Viễn thông, bắt đầu tuyển sinh vào năm 2024 với số lượng 60 chỉ tiêu.

Trước đó, nhà trường đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cho việc giáo dục, thực hành ngành vi mạch.

Chạy đua đào tạo, kỹ sư vi mạch ra trường sẽ đi đâu?

Các chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch khẳng định sinh viên học ngành thiết kế vi mạch sau khi ra trường không chỉ làm việc cho các công ty trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar