03/03/2004 23:02 GMT+7

Sinh viên lo tìm việc hơn lo học tốt nghiệp

Theo Người lao động
Theo Người lao động

Các trường đại học Nhật Bản đang đứng trước thách thức phải cải tổ để chấm dứt tình trạng sinh viên do mải mê tìm việc nên lơ là chuyện học hành. Những tháng đầu năm là thời kỳ mà sinh viên (SV) các trường đại học ở Nhật Bản bắt đầu gõ cửa các công ty để hy vọng kiếm được việc làm.

Phóng to
Sinh viên năm 3 đang xem những tờ hướng dẫn tại một hội chợ việc làm ở Nhật Bản
Các trường đại học Nhật Bản đang đứng trước thách thức phải cải tổ để chấm dứt tình trạng sinh viên do mải mê tìm việc nên lơ là chuyện học hành. Những tháng đầu năm là thời kỳ mà sinh viên (SV) các trường đại học ở Nhật Bản bắt đầu gõ cửa các công ty để hy vọng kiếm được việc làm.

Họ dễ dàng được chấp nhận bởi theo truyền thống của xã hội Nhật, họ ăn mặc gần như giống nhau, cũng những bộ trang phục đen dành cho ứng viên tìm việc nhằm tạo ấn tượng tốt trong các cuộc phỏng vấn. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ không phải là những SV tốt nghiệp sắp gia nhập lực lượng lao động vào tháng 4: Họ vẫn đang học năm thứ 3.

Ở Nhật, tìm việc làm không bao giờ được xem là quá sớm. Chính vì mải chú tâm vào chuyện tìm việc, họ dần xao lãng chuyện học hành. Tình trạng này đang có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát. Giờ đây, SV Nhật trở nên nổi tiếng vì chuyện không tập trung vào việc học sau khi dồn sức kiếm càng nhiều tín chỉ càng tốt trong 2 năm đầu để có thể rảnh rang tìm việc làm từ năm thứ 3.

Một giáo sư dạy tại trường đại học tư thục hạng trung ở trung tâm Tokyo cho rằng nguyên nhân là SV chỉ cần bỏ ra chút ít công sức cũng đủ giành được một tín chỉ. Giáo sư này cho biết các SV của ông không chuẩn bị các bài thuyết trình, cũng chẳng ôn lại những gì đã học.

Các tài liệu mà ông khuyên SV nên tìm hiểu thêm hầu như không được ai chú ý. Hầu hết các SV cũng chẳng quan tâm đến việc ghi chú trong lúc ông giảng bài. Chỉ trước mỗi kỳ thi, số đông SV này mới mượn bài ghi chép của các SV chăm chỉ và đem đi sao chép.

Còn sau kỳ thi, giảng đường đầy những tập ghi chép bài giảng bị vất đi. Giáo sư này thốt lên: “Nó giống như trung tâm cá ngựa sau một chặng đua khi các tay đánh cá không còn cần đến tờ hướng dẫn”.

Tình trạng này cũng thịnh hành ngay cả ở những đại học công lập và tư thục tốt nhất Nhật Bản. Giáo sư Takeshi Sasaki, Hiệu trưởng Trường Đại học Tokyo, gần đây ta thán: “Giới trẻ luôn tự hào về việc họ chẳng cần học nhiều trong những năm ngồi ghế giảng đường. Nhưng 4 năm mà không học hành gì cả sẽ có tác động rất lớn đến cuộc đời sau này của họ”.

Ngay cả khi lãnh đạo ngành giáo dục biết được những gì đang xảy ra, họ cũng ít khi can thiệp bởi không chỉ là lỗi của SV. Những người sử dụng lao động sau này nhìn chung ít quan tâm đến việc học tập của SV. Họ chỉ chọn ứng viên tìm việc qua lời giới thiệu của các giáo sư hoặc qua bạn bè cũ, còn nếu không, qua các kỳ thi và phỏng vấn.

Việc sử dụng Internet để tuyển người chỉ làm tình hình trở nên nghiêm trọng. Một giáo sư bực mình khi thấy những SV ông dẫn đi qua đêm để thảo luận về các công trình nghiên cứu cứ lo ra vì chờ phản hồi của các nhà tuyển dụng qua chiếc điện thoại di động.

Nhưng từ tháng 4 tới, Trường Đại học Tokyo và nhiều trường đại học công lập khác sẽ được hoạt động độc lập. Điều này buộc họ phải xem xét kỹ càng tình hình tài chính và tìm giải pháp như tăng lương để thu hút các giảng viên tài giỏi. Các vấn đề trên và những thay đổi song song khác may ra giúp các trường đại học thay đổi hình ảnh đó không phải là nơi xả hơi của SV.

Theo Người lao động

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Sóc Trăng thông báo cho học sinh chuyển trường tới tỉnh mới sau hợp nhất

Công chức sở, ngành ở Sóc Trăng chuyển công tác đến TP Cần Thơ có nhu cầu chuyển trường cho con cần đăng ký trước ngày 26-5.

Sóc Trăng thông báo cho học sinh chuyển trường tới tỉnh mới sau hợp nhất

19h tối nay 14-5, Trường đại học Thủ Dầu Một lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Thủ Dầu Một sẽ đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 14-5.

19h tối nay 14-5, Trường đại học Thủ Dầu Một lên sóng Khám phá trường học

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Đó là thực trạng đáng báo động được đưa ra tại diễn đàn 'Điều em muốn nói' lần 3 với chủ đề 'Nói không với thuốc lá, thuốc lá điện tử và chất gây nghiện mới' chiều 14-5.

Nhiều học sinh 13-15 tuổi ở Việt Nam hút thuốc lá điện tử

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar