18/12/2024 15:27 GMT+7

Sinh viên làm thêm cuối năm, qua rồi thời 'sang chảnh'?

Đã qua rồi cái thời 'sang chảnh' sinh viên chỉ làm gia sư, phụ quán cà phê, trông shop quần áo thời trang..., sinh viên của tôi chấp nhận làm thêm mọi việc, miễn là kiếm tiền chân chính.

Sinh viên làm thêm cuối năm, qua rồi thời 'sang chảnh'? - Ảnh 1.

Một sinh viên trong giờ làm thêm tại xưởng mộc ở Hà Nội (ảnh chụp ngày 17-12-2024) - Ảnh: M.H.

Thông thường dịp cuối năm cũng là lúc các sinh viên tranh thủ tìm việc làm thêm. Việc làm thêm cuối năm giúp các sinh viên có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và có tiền tiêu Tết.

Theo bạn đọc Vũ Thị Minh Huyền, với những bạn sinh viên năm nhất như sinh viên chị đang dạy, câu chuyện làm thêm cuối năm cũng để lại nhiều trải nghiệm thú vị và cả những điều phải suy ngẫm.

Sau đây là chia sẻ của bạn đọc này gửi đến Tuổi Trẻ Online.

Vất vả hơn khi tìm việc làm thêm

Đó là trường hợp của ba em sinh viên B.T.D., B.T.V.Đ. (sinh năm 2005) và B.T.T. (sinh năm 2006), cùng quê Hòa Bình.

Góp tiền cùng thuê một nhà trọ để tiết kiệm chi phí, tranh thủ thời gian cuối năm các em cùng đi làm thêm ở công ty sản xuất gỗ.

Công việc của các em là cho gỗ vào máy để mài, bê gỗ từ chỗ này sang chỗ khác.

Một ngày nếu các em học ca chiều, các em sẽ đi làm ca sáng và ngược lại, được trả công 25.000 đồng/1 giờ. Mỗi ca làm 5 tiếng, được 125.000 đồng.

Công việc vất vả, tiếp xúc với gỗ, bụi nhiều, bê vác gỗ nhiều, phải rất kiên nhẫn mới duy trì được. Tuy nhiên các em vẫn cố gắng làm để có thêm chút tiền sinh hoạt.

Thời buổi kinh tế khó khăn hàng quán nhiều nơi đóng cửa, việc sinh viên dạy kèm không thuận lợi như trước. Làm các công việc chân tay ở các xưởng gỗ dù vất vả nhưng nếu chịu khó, nữ sinh vẫn đảm bảo yêu cầu của các nơi tuyển dụng.

Hơn nữa, những việc thời vụ như mài gỗ, khoan sắt, bốc hàng trong kho lên xe, làm hộp giấy gói quà, cắt tấm thảm… đều là những công việc không yêu cầu bằng cấp, tay nghề, mà chỉ cần người lao động nhanh nhẹn, có trách nhiệm với công việc.

"Họ trả lương theo từng tuần nên rất tiện, em làm tuần nào được tính lương đến tuần đó, không cần làm cả tháng", sinh viên B.T.D. nói.

Và đó là hoàn cảnh của 3 trong số 30 sinh viên ngành ngôn ngữ Trung Quốc mà tôi được mời thỉnh giảng.

Đầu năm học sĩ số lớp là 30 sinh viên. Sau 4 tháng học, số sinh viên cứ giảm dần do một số em thấy học môn tiếng Trung Quốc khó quá nên chuyển sang ngành học khác.

Có em thi đỗ trường khác nên chuyển, có em bỏ học đi làm công nhân. Đến lúc này, sĩ số lớp chỉ còn 18 em.

Mỗi ngày lên lớp, tôi luôn lo lắng không biết có em nào lại nghỉ học giữa chừng không?

Và đến thời điểm hiện tại có thể thấy những em có thể trụ lại đến giờ phút này đa phần là những em rất cố gắng học và quyết tâm học.

Làm thêm để rèn luyện kỹ năng sinh viên

Bản thân tôi có nhiều năm đi dạy ở một số trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội và từng kiếm việc làm thêm từ thời sinh viên.

Tôi luôn trân trọng các em sinh viên vừa cố gắng học vừa đi làm thêm kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ, đặc biệt là những em sinh viên nghèo phải tự kiếm tiền đóng học phí và tự trang trải cuộc sống.

Việc tranh thủ đi làm thêm có thể khiến thành tích học tập của các em chưa giỏi, không bằng những sinh viên chỉ tập trung cho mỗi việc học. 

Nhưng tôi tin rằng với những em có bản lĩnh, sự kiên trì, chịu khó, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống như vậy, sau này các em nhất định sẽ gặt hái thành công.

Thực tế chứng minh rằng nhiều người học giỏi nhưng chưa chắc đã thành công. 

Có những người học không giỏi nhưng kỹ năng mềm rất tốt, đầu óc nhạy bén, chịu khó làm việc nên ra trường lại thành công hơn các bạn học giỏi.

Đi làm thêm ở đâu, hoặc làm công việc gì không quan trọng, miễn thu nhập chân chính (nếu được làm gia sư thì quá tốt, còn không thì không sao cả) không những có thêm thu nhập mà có khi còn giúp các em nâng cao kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng khác.

Trao đổi với các em được biết để cân bằng giữa việc học và làm thêm, các học trò của tôi rất vất vả. Do làm thêm vào kỳ thi cuối học kỳ nên các em hay phải thức đến 1-2 giờ sáng để ôn thi.

Công việc làm thêm mang đến cho sinh viên nhiều điều mới mẻ, giúp các em có một cách nhìn thực tế hơn, từ đó trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Sinh viên bám trụ Hà Nội làm thêm vì lương dịp lễ gấp 3 lần

Dịp lễ 30-4 và 1-5, dù được nghỉ dài ngày nhưng nhiều sinh viên vẫn chọn ở lại thủ đô làm thêm thay vì về quê vì lương được tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Tranh luận nhiều chiều của bạn đọc Tuổi Trẻ Online về việc học sinh lớp 5 có cần làm lễ tri ân và trưởng thành.

Học sinh lớp 5 có cần rình rang làm lễ tri ân và trưởng thành?

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Trong quá trình tuần tra trên tuyến cao tốc của đại lộ Thăng Long, cảnh sát giao thông Hà Nội đã kịp thời hỗ trợ thiếu nữ đạp xe ở làn đường dành cho ô tô.

Cô gái đạp xe đi lạc ở làn 100km/h trên cao tốc

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7

Chi tiết hơn 3.300 xã phường được đề xuất mức lương tối thiểu vùng mới sau khi sáp nhập tỉnh thành.

Đề xuất phân vùng tiền lương tối thiểu mới ở hơn 3.300 xã, phường, đặc khu sau sáp nhập từ ngày 1-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar