25/08/2023 16:59 GMT+7

Sinh viên 'làm giàu' từ săn giải thưởng

Đi săn giải thưởng, sinh viên không chỉ có thêm nguồn thu nhập trang trải học phí và làm từ thiện mà còn học được nhiều điều quý báu.

Sinh viên Quốc Hưng (trái) "săn" nhiều giải thưởng thời đi học - Ảnh: NVCC

Sinh viên Quốc Hưng (trái) "săn" nhiều giải thưởng thời đi học - Ảnh: NVCC

Trần Quốc Hưng - sinh viên năm 4 chuyên ngành tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM - đã từng tham gia rất nhiều cuộc thi với mục đích "săn" giải thưởng bằng những kiến thức đã học. Các cuộc thi này từ cấp câu lạc bộ, các khoa, các trường. 

Có thể kể đến như cuộc thi "Một ngày làm kế toán trưởng" của CLB kế toán kiểm toán AAC, Trường đại học Ngân hàng (HSU), cuộc thi "Đấu trường tài chính", cuộc thi "Banker tương lai năm 2023" của Trường đại học Mở TP.HCM, cuộc thi "Sinh viên với tài chính FSC" của CLB tài chính - chứng khoán SeSC, Trường đại học Ngoại thương TP.HCM... 

Mỗi cuộc thi có giải thưởng trị giá từ 2 triệu đến 5, 7 triệu đồng. Có giải thưởng lên tới 10 triệu đồng. Thường giành được ngôi quán quân và á quân, Hưng xem như mình có thêm một nguồn thu trong thời sinh viên.

Trong khi đó, Nguyễn Huỳnh Ái Nhi - sinh viên năm 4 chuyên ngành tài chính, Trường đại học Kinh tế TP.HCM - cũng là một "chiến thần" cho các giải thưởng lớn nhỏ trong suốt những năm đại học. 

Ái Nhi từng được giải A cuộc thi "Nhà nghiên cứu trẻ 2023" cấp trường, là quán quân cuộc thi "Kinh tế học - Tầm nhìn bạn và tôi 2022" và là quán quân cuộc thi "Tranh biện sinh viên Kinh tế - Debate UEH 2022". Các cuộc thi đều do Trường đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức. Sau mỗi cuộc, Nhi có thêm giải thưởng từ 1 đến 10 triệu đồng.

Sinh viên Ái Nhi (thứ 2 từ phải sang) tích cực tham gia nhiều cuộc thi thời sinh viên - Ảnh: NVCC

Sinh viên Ái Nhi (thứ 2 từ phải sang) tích cực tham gia nhiều cuộc thi thời sinh viên - Ảnh: NVCC

Ngô Thành Danh - sinh viên năm 4 chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế, Trường đại học Ngoại thương cơ sở II - lại thường sang các trường khác thi thố. Bạn từng là quán quân cuộc thi "WAPA Challenging 2022" của Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), đồng thời là quán quân cuộc thi "Chief Accountant For 1 Day 2023" của Trường đại học Hoa Sen.

Hai cuộc thi trên đã mang về cho Danh 20 triệu đồng. Danh trích một phần dùng cho học tập, còn lại đóng góp cho cộng đồng...

Danh cho hay ngoài giải thưởng, các cuộc thi còn mở cho bạn những cánh cửa mới. Điển hình, sau khi trở thành quán quân cuộc thi "VNYA Apprentice Challenge 2022" do Hội sinh viên Việt Nam tại Singapore VNYA tổ chức, Danh đã được mời tham gia một chuyến trao đổi văn hóa tại Singapore trong 3 ngày…

"Tham gia các cuộc thi giúp mình tự tin hơn, không còn quá e dè, sợ hãi mỗi khi đứng trước đám đông", Danh nói. 

Đối với Quốc Hưng, từ các cuộc thi, bạn có những trải nghiệm quý báu: "Mình có thể vận dụng hết vốn kiến thức của mình trong quá trình học tập cũng như nâng cao và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới. Mình cũng có cơ hội kết nối với các thầy cô, anh chị ban giám khảo, những người cực kỳ tài giỏi và có tiếng trong nghề, cũng như các bạn sinh viên tài năng của các trường khác".

Từ các cuộc thi, Thành Danh (bìa trái) có thêm những cơ hội mới - Ảnh: NVCC

Từ các cuộc thi, Thành Danh (bìa trái) có thêm những cơ hội mới - Ảnh: NVCC

Sinh viên cẩn trọng những cuộc thi không rõ ràng

ThS Trần Nam - trưởng phòng công tác sinh viên Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM - nhận thấy tham gia các cuộc thi sẽ giúp làm dày thêm CV tìm việc của các bạn trẻ, nhưng sinh viên cũng cần chuẩn bị tinh thần sẽ phải đánh đổi thời gian, công sức và áp lực cân bằng việc học khi tham gia các cuộc thi.

ThS Trần Nam cho rằng việc tham gia các cuộc thi do các tổ chức hợp pháp, uy tín tổ chức sẽ có ít rủi ro. Nhưng hiện cũng có một số cuộc thi được tổ chức trực tuyến mà không rõ ràng về đơn vị tổ chức, hay nội dung bị biến tướng nhằm thu lệ phí hay sử dụng hình ảnh của thí sinh cho những mục đích không rõ ràng. Do vậy, sinh viên cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định tham gia các cuộc thi.

Sinh viên Việt đem ý tưởng đại học xanh đến Singapore

Trong sáu tuần tham gia học bổng NUS Asian Fellowship Programme 2023 của Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Minh Huyền và Hồng Nhung đã dồn tâm huyết cho dự án đại học xanh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar