25/07/2025 18:12 GMT+7

Sinh viên làm app quản lý vận tải hóa chất

Doanh nghiệp có thể quản lý các thông số của xe chở hóa chất, vốn đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe, ngay trên các thiết bị di động.

Sinh viên làm app quản lý vận tải hóa chất - Ảnh 1.

Nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM trình bày về hệ thống giám sát hóa chất với ban giám khảo - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Quản lý xe chở hóa chất theo thời gian thực

App quản lý các xe chở hóa chất được nhóm sinh viên Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE) giới thiệu tại chương trình eProjects Innovation Showcase, tìm kiếm các ý tưởng đổi mới sáng tạo có khả năng ứng dụng cao do Đại học Bang Arizona (Mỹ) và Tập đoàn Dow tổ chức ngày 25-7.

Giải pháp mang tên Fleet Management System (FMS) là nền tảng nhằm giải quyết những thách thức đặc thù trong quản lý vận tải hàng hóa hóa chất nguy hiểm.

Gia Bảo - sinh viên khoa cơ khí động lực, thành viên nhóm - chia sẻ các hệ thống hiện nay thường thiếu sự tích hợp toàn diện, chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong việc giám sát tình trạng phương tiện, đảm bảo tuân thủ an toàn và tối ưu hóa lộ trình vận chuyển.

Theo bạn, trong lĩnh vực vận tải hóa chất, nếu quản lý rời rạc, thủ công hoặc không có khả năng theo dõi theo thời gian thực có thể dẫn đến rủi ro cao, tốn kém chi phí và làm giảm hiệu quả vận hành.

Từ đó, nhóm sinh viên thiết kế FMS với hai cấu phần chính: hệ thống dành cho điều phối viên (desktop) và ứng dụng dành cho tài xế và khách hàng (mobile).

Hệ thống cho phép theo dõi đội xe theo thời gian thực, giám sát tình trạng phương tiện, quản lý hồ sơ tài xế, bằng lái và các giấy phép liên quan đến vận chuyển hóa chất, đồng thời hỗ trợ tối ưu hóa lộ trình giao hàng.

Cùng với đó, một cơ chế xác thực tài xế - hàng hóa - lộ trình được tích hợp nhằm đảm bảo tính toàn vẹn quy trình.

hóa chất - Ảnh 3.

Chỉ cần quẹt thẻ trên bộ thiết bị, các thông tin của xe hóa chất sẽ được cập nhật trong thời gian thực về doanh nghiệp và khách hàng - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Công Nguyên - sinh viên khoa đào tạo quốc tế - cho biết kết quả nhóm đã cho ra được một giải pháp phần mềm hoàn chỉnh, giúp doanh nghiệp logistics và quản lý đội xe nâng cao hiệu quả vận hành, giảm thời gian chết, tăng cường an toàn và tuân thủ, đồng thời cung cấp chi tiết chi phí minh bạch cho khách hàng.

Trong tương lai, nhóm định hướng mở rộng hệ thống sang các phương tiện vận tải khác như tàu hỏa, tàu thủy, và tích hợp với các nhà cung cấp dịch vụ theo dõi quốc tế.

ThS Nguyễn Trung Hiếu - trưởng phòng thí nghiệm xe điện, khoa cơ khí động lực Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - chia sẻ FMS là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của các bạn sinh viên trong việc tiếp cận và giải quyết một bài toán thực tiễn nhưng cũng rất phức tạp.

Đó là quản lý đội xe và hàng hóa hóa chất trong bối cảnh yêu cầu an toàn ngày càng khắt khe.

Theo ông, điểm mới đáng chú ý là việc nhóm đã chú trọng đến các yếu tố thường bị bỏ quên trong những bài toán quản lý vận tải: chẳng hạn như quản lý giấy phép lái xe, chứng chỉ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, hay cơ chế xác thực giữa tài xế và hàng hóa.

Ngoài ra, nhóm cũng đã bước đầu nghĩ tới khả năng mở rộng hệ thống ra quy mô lớn hơn, liên thông với các đối tác quốc tế, điều đó cho thấy tư duy hệ thống và tầm nhìn dài hạn.

"Tuy nhiên, vẫn còn những điểm nhóm cần cải thiện nếu muốn đưa dự án tiến xa hơn trong thực tế như độ ổn định và bảo mật của hệ thống", ông nói.

Kiểm tra nhãn dán tự động

hóa chất - Ảnh 4.

Một nhóm sinh viên trình bày dự án trước ban giám khảo eProjects 2025 - Ảnh: ASU

Dự án hệ thống tích hợp quản lý đội xe và hàng hóa hóa chất (FMS) đã giành được giải triển vọng của eProjects Innovation Showcase năm 2025.

Ngoài ra, chương trình năm nay còn quy tụ hàng loạt đề tài giàu tính ứng dụng khác.

Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng) gây ấn tượng với dự án hệ thống tự động kiểm tra nhãn dán từ bồn chứa đến bao bì.

Thái Minh Tâm - thành viên nhóm - cho hay dự án giải quyết bài toán kiểm tra thủ công dễ sai sót trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hệ thống sử dụng công nghệ nhận diện ký tự quang học (OCR) và có khả năng đối chiếu tên nhãn với độ chính xác cao, bất kể loại bao bì hay hình dạng nhãn.

Với tính năng dễ triển khai, linh hoạt và tiết kiệm chi phí, giải pháp này được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng ứng dụng thực tiễn rất cao.

Đây cũng là dự án đạt giải nhất eProjects năm nay.

Trong khi đó, nhóm sinh viên Trường đại học Lạc Hồng mang đến hệ thống bảo trì thiết bị công nghiệp bằng AI.

Nhận thấy phương pháp bảo trì thiết bị công nghiệp hiện nay chủ yếu mang tính phản ứng hoặc theo định kỳ, dễ gây lãng phí và rủi ro, nhóm đã phát triển một hệ thống kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và cảm biến IoT để phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc.

Dữ liệu được phân tích theo thời gian thực, cung cấp cảnh báo kịp thời và hỗ trợ bảo trì chủ động, góp phần giảm thời gian ngừng máy và tối ưu hóa chi phí vận hành cho các nhà máy sản xuất.

Theo đánh giá chung của ban giám khảo, các dự án năm nay trải rộng trên nhiều lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, truyền thông 5G, logistics thông minh và dữ liệu số.

Ba đội có phần thể hiện xuất sắc nhất đã được trao giải thưởng với tổng trị giá 1.200 USD, ghi nhận sự đổi mới và tính khả thi trong từng đề tài.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tên lửa Nga đưa vệ tinh Iran vào vũ trụ

Tên lửa Nga đưa vệ tinh liên lạc của Iran vào không gian, đánh dấu bước tiến mới nhất trong chương trình hàng không vũ trụ của nước này.

Tên lửa Nga đưa vệ tinh Iran vào vũ trụ

Nhật Bản phát triển cơ nhân tạo cho robot

Các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát triển thành công một loại cơ nhân tạo mới có cấu trúc dạng vòng, có thể dùng cho robot và các lĩnh vực khác.

Nhật Bản phát triển cơ nhân tạo cho robot

Phó chủ tịch Quốc hội: TP.HCM cần huy động nguồn lực để xử lý ô nhiễm không khí

Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đề nghị TP.HCM quy hoạch, huy động nguồn lực để xử lý ô nhiễm không khí, nước thải, rác thải và bảo tồn đa dạng sinh học.

Phó chủ tịch Quốc hội: TP.HCM cần huy động nguồn lực để xử lý ô nhiễm không khí

TP.HCM dự kiến xây trung tâm tái chế pin xe điện, thu hồi 95% kim loại quý

TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng trung tâm tái chế pin xe điện với công suất khoảng 3.000 tấn/năm, có khả năng thu hồi đến 95% kim loại quý trong pin đã qua sử dụng.

TP.HCM dự kiến xây trung tâm tái chế pin xe điện, thu hồi 95% kim loại quý

NASA phóng cặp vệ tinh 'truy tìm' hiện tượng nổ từ trong không gian

Ngày 23-7, NASA đã phóng hai vệ tinh nhỏ mang tên TRACERS nhằm nghiên cứu các vụ 'nổ từ', hiện tượng xảy ra khi gió Mặt trời va chạm và tương tác mạnh với từ trường của Trái đất.

NASA phóng cặp vệ tinh 'truy tìm' hiện tượng nổ từ trong không gian

'Giao thông đường bộ là nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở TP.HCM'

Theo báo cáo, kết quả quan trắc qua nhiều năm của Sở Nông nghiệp và Môi trường và các nghiên cứu liên quan đều ghi nhận ô nhiễm không khí tại TP.HCM chủ yếu liên quan đến bụi.

'Giao thông đường bộ là nguồn gây ô nhiễm không khí chính ở TP.HCM'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar