15/10/2017 08:02 GMT+7

Sinh viên ăn cơm 2.000 đồng và câu chuyện nhận - cho

KTS LÊ CÔNG SĨ
KTS LÊ CÔNG SĨ

TTO - Là người thường xuyên làm việc thiện, cũng từng là đối tượng thọ nhận sự trợ giúp, KTS Lê Công Sĩ đã gởi đến Tuổi Trẻ Online chia sẻ suy nghĩ của mình về câu chuyện nhận - cho.

Sinh viên ăn cơm 2.000 đồng và câu chuyện nhận - cho - Ảnh 1.

Hình ảnh sinh viên xếp hàng ở quán cơm 2000 đồng được chia sẻ trên facebook - Ảnh: VŨ TUẤN ANH

Nhằm góp thêm một góc nhìn, chuyên mục   xin giới thiệu bài viết này.

Là người thường xuyên làm việc thiện, từng có thời gian tổ chức nấu cơm chay phát cho người có nhu cầu, tôi xin chia sẻ câu chuyện của mình cùng quan điểm về câu chuyện sinh viên rồng rắn xếp hàng mua cơm 2.000 đồng gây tranh luận những ngày qua.

Quan niệm muốn làm việc tốt nào đó cần sự chung tay thì trước tiên mình phải xắn tay làm trước, tôi bàn với gia đình móc hầu bao nấu cơm chay phát miễn phí cho người có nhu cầu. 

Riêng với các bạn sinh viên đến với quán cơm 2.000, tôi chỉ có lời nhắn nho nhỏ vốn cũng là bài học tôi nằm lòng từ lời dạy của người đỡ đầu mình khi còn là sinh viên: "Khi chưa có điều kiện, chúng ta hạnh phúc với sự thụ hưởng bởi việc nhận; khi có điều kiện, chúng ta nên biết hạnh phúc với sự thụ hưởng bởi việc cho đi".

Lê Công Sĩ

Thấy việc tôi làm có ý nghĩa (do tôi chụp hình đăng lên facebook mỗi kỳ phát cơm), nhiều bạn bè bắt đầu chung tay hỗ trợ. Từ chỉ trên dưới một trăm suất mỗi lần phát, dần dần số lượng suất ăn tăng vọt lên ba bốn trăm bên cạnh chất lượng bữa ăn cũng cải thiện đáng kể. 


Lại do quan niệm "của cho không bằng cách cho" nên tuy phát miễn phí song hàng trăm phần ăn được chúng tôi bỏ vào hộp cẩn thận; cơm, đồ mặn và canh đều để riêng. 

Trên hết, trước ngày phát chúng tôi đều treo bảng "quảng cáo": "Tại đây phát cơm chay miễn phí cho người có nhu cầu, vào ngày …". 

Tôi dùng chữ "miễn phí" thay cho "từ thiện", tương tự tôi xác định đối tượng nhận cơm là "người có nhu cầu" mà không là "người nghèo" để tránh cảm giác mặc cảm, tự ti (nếu có) nơi người nhận. 

Điểm phát cơm của tôi do vậy thường xuyên tấp nập, không khí rất nhẹ nhàng, vui tươi. 

Do điểm phát cơm gần một trường tiểu học và cạnh trụ sở một số cơ quan, ban ngành nên người nhận cơm không chỉ có các cô chú bán vé số hay người lao động nghèo, ngược lại có rất nhiều "khách hàng" thường xuyên là những anh chị công chức viên chức đi xe tay ga đắt tiền. 

Thấy chen chúc nhận cơm với người lao động là những "khách sang" như vừa nói, có người đã bày tỏ thái độ không hài lòng và phản ảnh với tôi. Đáp lại, tôi chỉ im lặng bởi từ đầu tôi đã xác định đối tượng nhận cơm là "người có nhu cầu". 

Người có nhu cầu ở đây có thể là cô chú bán vé số, chị lao công, anh thợ hồ hay các bạn sinh viên vì nhiều lý do muốn tiết kiệm đôi ba chục ngàn cho việc gì đó nhưng vẫn có một bữa cơm ngon dù không cá thịt. 

Người có nhu cầu ở đây có thể là người muốn ăn kiêng, có thể là người vì thấy cơm chay khẩu vị lạ, ngon nên muốn dùng … Người có nhu cầu đơn giản chỉ là người có nhu cầu có một suất cơm chay vì bất cứ lý do gì, thế thôi.

Tôi khá ấn tượng với một bà lão bán vé số vốn hằng ngày tôi vẫn hay ủng hộ. 

Gần đến ngày phát cơm, gặp bà lão ở quán cà phê tôi có báo cho bà việc phát cơm, đồng thời gợi ý bà hoặc có thể tiện đường thì đến nhận hoặc bà ở đâu tôi cho người mang đến. 

Đáp lại, bà lão nói: "Thôi được rồi, ngoại cảm ơn. Ngoại không có nhu cầu, con thấy vậy chứ ngoại cũng còn con cháu lo. Hãy để những phần ăn đó cho người cần hơn". 

Vậy đó, bà lão nhìn tuy "nghèo" song lại là người không có nhu cầu nhận cơm của tôi, trong khi người "giàu hơn" lại là đối tượng cần nhận. 

Nhận ra điều ấy và như đã nói từ đầu do quan niệm đối tượng nhận cơm là người có nhu cầu nên tôi không lăn tăn bất cứ điều gì khi chứng kiến bất kỳ ai đến nhận quà của mình. Nếu không là người trong cuộc hẳn tôi sẽ không có trải nghiệm thú vị đó.

Từng là sinh viên nghèo trọ học trong chùa, từng có những bữa cơm canh rau lỏng bỏng, từng là đối tượng thọ nhận sự trợ giúp tôi phần nào thấu hiểu hoàn cảnh sinh viên. 

Ngày nay tuy hoàn cảnh mỗi sinh viên mỗi khác song tôi nghĩ phần lớn sinh viên vẫn còn là đối tượng cần có sự tương trợ. 

Sinh viên đến quán mua phần cơm 2.000 đồng có thể không hẳn tất cả các bạn đều quá khó khăn, càng không hẳn tất cả các bạn đều đủ đầy hay giàu có. 

Tôi chỉ có lời nhắn nho nhỏ vốn là bài học nằm lòng từ lời dạy của người đỡ đầu mình khi còn là sinh viên: "Khi chưa có điều kiện, chúng ta hạnh phúc với sự thụ hưởng bởi việc nhận; khi có điều kiện, chúng ta nên biết hạnh phúc với sự thụ hưởng bởi việc cho đi". 

Đơn giản hơn, hãy tiếp nối những điều tốt đẹp, đó là cách tốt nhất chúng ta "trả ơn" cuộc đời.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Bạn đồng tình hay có quan điểm khác với ý kiến KTS Lê Công Sĩ? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi về địa chỉ: [email protected]. Cảm ơn bạn!

KTS LÊ CÔNG SĨ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mong 'lấp đầy' thông tin trên VNeID để giảm sao y, công chứng

Từ chỉ đạo của Chính phủ, hy vọng người dân không còn phải xuất trình nhiều loại giấy tờ công chứng, sao y mà có thể sử dụng thông tin điện tử tích hợp trên tài khoản VNeID.

Mong 'lấp đầy' thông tin trên VNeID để giảm sao y, công chứng

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin 'Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân' mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar