17/06/2024 12:23 GMT+7

Sinh vật lạ trong hang động ở Phong Nha có liên quan động vật họ nhím?

Sinh vật lạ trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng mọc ở những nơi có phân của loài don, một động vật thuộc họ nhím.

Sinh vật lạ vừa được phát hiện trong hang Hùng, một hang động thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Ảnh: NGUYỄN VĂN ÚY

Sinh vật lạ vừa được phát hiện trong hang Hùng, một hang động thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Ảnh: NGUYỄN VĂN ÚY

Ngày 17-6, ông Nguyễn Văn Long, chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, cho biết đơn vị này đã gửi hình ảnh loài sinh vật lạ trong hang động thuộc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đến các chuyên gia sinh vật học.

Tuy nhiên đến trưa cùng ngày đơn vị này vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Trong khi đó ông Lê Lưu Dũng, giám đốc Công ty TNHH Jungle Boss (Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình), nói nhóm thám hiểm hang động của công ty này là những người đầu tiên và duy nhất từng tiếp xúc với loài sinh vật này.

Thông tin thêm về sinh vật lạ trong hang động ở Phong Nha - Kẻ Bàng

"Sinh vật này xuất hiện theo mùa chứ không phải quanh năm. Thường là vào khoảng trước mùa mưa", Nguyễn Văn Úy, trưởng nhóm thám hiểm, cho hay.

Một chi tiết liên quan đến sinh vật lạ mà nhóm thám hiểm phát hiện ra, là ở những vị trí có sinh vật lạ này mọc thì đều có phân của loài don, một loài động vật cùng họ nhím.

Nhóm thám hiểm phát hiện loài sinh vật lạ mọc ở nơi có phân của loài don, một động vật họ nhím - Ảnh: NGUYỄN VĂN ÚY

Nhóm thám hiểm phát hiện loài sinh vật lạ mọc ở nơi có phân của loài don, một động vật họ nhím - Ảnh: NGUYỄN VĂN ÚY

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, nhóm thám hiểm của Công ty TNHH Jungle Boss vừa phát hiện một loài sinh vật lạ trong hang Hùng, một hang động nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Theo nhóm thám hiểm, loài sinh vật này được phát hiện mọc rải rác trên bề mặt thạch nhũ trong hang Hùng, cách cửa hang khoảng 300m.

Quan sát bằng mắt thường, loài sinh vật này có thân chính màu trắng đục, gồm nhiều nhánh chẻ ra từ gốc giống với loài sao biển. Các nhánh chĩa ra nhiều phía với chiều dài khoảng vài centimet.

Bên trên là phần thân phụ gồm nhiều sợi tua cao khoảng một gang tay. Sợi tua này có màu trắng và có thể co giãn.

Trong khoảng diện tích lòng hang vài chục mét vuông, nhóm thám hiểm tìm thấy được khoảng 40-50 sinh vật loại này mọc rải rác.

Đặc biệt nhóm thám hiểm đã gửi hình ảnh của sinh vật này lên các nhóm thám hiểm hang động chuyên nghiệp nhưng chưa ai từng thấy. Và khu vực vùng lõi của Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều hang động, nhưng nhóm thám hiểm chỉ phát hiện loài sinh vật này ở duy nhất trong hang Hùng.

Lời mời gọi ‘quyến rũ’ từ Phong Nha - Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vừa giới thiệu đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2021-2030.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Ánh sáng hiện diện khắp nơi trong vũ trụ, nhưng liệu nó có xuất hiện ngay sau vụ nổ Big Bang?

Vũ trụ thuở sơ khai có ánh sáng hay là đêm đen?

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa

Các nhà khoa học Anh đã dùng vi khuẩn E. coli biến đổi gene để chuyển đổi các phân tử nhựa thành thuốc giảm đau acetaminophen, hay còn gọi là paracetamol.

Thuốc giảm đau làm từ... rác thải nhựa

Loài vật vẫn sống sót dù ở gần nơi thiên thạch rơi xuống xóa sổ khủng long

Dù sống rất gần nơi thiên thạch rơi xuống khiến khủng long tuyệt chủng, loài thằn lằn đêm đã sống sót cho đến nay, theo nghiên cứu mới đây.

Loài vật vẫn sống sót dù ở gần nơi thiên thạch rơi xuống xóa sổ khủng long

Vì sao lắp trạm BTS ở phố 'ngụy trang' khó thấy nhưng ở nông thôn nhìn là biết ngay?

Một số trạm BTS ở phố được lắp đặt nhưng người dân rất khó nhận thấy vì được ngụy trang, trong khi đó ở nông thôn rất dễ nhìn thấy. Vì sao?

Vì sao lắp trạm BTS ở phố 'ngụy trang' khó thấy nhưng ở nông thôn nhìn là biết ngay?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar