28/10/2021 10:18 GMT+7

Sinh con có thưởng, đủ hấp dẫn?

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Ở nhiều quốc gia có tỉ lệ sinh thấp và kinh tế phát triển, việc dùng ngân sách hỗ trợ cho các gia đình khi sinh con và quá trình nuôi dạy là bình thường.

Sinh con có thưởng, đủ hấp dẫn? - Ảnh 1.

Mỗi gia đình nên sinh đủ 2 con. Trong ảnh: một gia đình đi du lịch Cần Giờ (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nhưng ở Việt Nam, đây là việc mới khi lần đầu tiên dự thảo Luật dân số, do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, đề xuất thưởng tiền cho gia đình sống tại 21 tỉnh thành có tỉ lệ sinh thấp.

Sinh con có thưởng và còn gì khác?

Thưởng tiền cho các gia đình sinh con

Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh có mức sinh thấp bằng cách hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ nhất, và ít nhất tương đương hai lần mức lương tối thiểu vùng khi phụ nữ sinh con thứ hai.

Bên cạnh đó, cặp vợ chồng cam kết sinh đủ hai con được Nhà nước hỗ trợ cho con của họ học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học công lập, và miễn học phí khi theo học trung học cơ sở công lập.

Theo quy định hiện hành, mức lương tối thiểu vùng dao động từ 3,07 triệu đồng/tháng đến 4,42 triệu đồng/tháng. Dự luật này cũng đề xuất hỗ trợ về nhà ở theo chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho cặp vợ chồng sinh đủ hai con có cam kết không sinh thêm. Khoản 3 điều 59 dự thảo cũng bổ sung khoản 11 điều 49 Luật nhà ở năm 2014, nhằm để thống nhất quy định này.

Đây là lần đầu tiên chính sách dân số của Việt Nam đề xuất thực hiện "thưởng tiền" khi tỉ lệ sinh giảm tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt tại khu vực phía Nam. Sau nhiều năm thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam cũng bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ dân số già.

Trước đây đã có một số tỉnh thành có mức "thưởng" như tặng quà cho gia đình sinh hai con một bề gái, nhưng thưởng tiền khi sinh con thì chưa từng có địa phương nào thực hiện.

Hiện có 21 tỉnh thành gồm TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kiên Giang... đang có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế (dưới 2 con/bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ).

Các chuyên gia cho rằng tuy mức sinh ở Việt Nam còn ở trong ngưỡng mức sinh thay thế (giữ được từ 2006 đến nay) nhưng đã đến lúc phải có chính sách dân số phù hợp hơn, có chính sách theo vùng thay vì cả nước như nhau.

Trong số này, TP.HCM có mức sinh thấp nhất cả nước, nhiều năm gần đây dao động từ 1,3 - 1,5 con/bà mẹ. Đã nhiều lần TP.HCM có đề xuất khuyến sinh, nhưng khảo sát ban đầu ý kiến người dân cho thấy các bậc cha mẹ ngại sinh con do lo ngại về chi phí nuôi con, vấn đề trường học, việc làm, nơi gửi con nhỏ… Nếu giải quyết được đồng bộ vấn đề này thì việc khuyến sinh mới thực sự nhận được sự đồng thuận của các gia đình.

Cải thiện chất lượng dân số

Ở các tỉnh có mức sinh cao, dự thảo cũng đề xuất biện pháp điều chỉnh. Cụ thể, phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại vùng khó khăn, khi sinh đủ hai con, cam kết không sinh thêm con sẽ được Nhà nước hỗ trợ một lần bằng tiền ít nhất tương đương một lần mức lương tối thiểu vùng.

Ngoài ra, dự thảo đề xuất miễn phí sử dụng các biện pháp tránh thai bao gồm cả phương tiện tránh thai cho người có nhu cầu tránh thai.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý nhất trong dự thảo Luật dân số là đặt ra nhiều vấn đề về cải thiện tầm vóc, giống nòi, chênh lệch giới tính khi sinh… Nam, nữ trước khi kết hôn có trách nhiệm tham gia chương trình giáo dục định hướng, được khám sàng lọc trước khi kết hôn, sàng lọc sớm khi sinh…

Theo ông Nguyễn Doãn Tú - tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình, dự thảo Luật dân số mới được đưa ra lấy ý kiến, nhưng khi bắt tay vào xây dựng dự luật, ông Tú cho hay nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm thưởng tiền và có chính sách hỗ trợ về nhà ở, miễn giảm học phí cho các gia đình sinh đủ hai con ở cả vùng có mức sinh thấp và mức sinh cao. Đây cũng là biện pháp khuyến khích để điều chỉnh mức sinh hợp lý tại các vùng, đồng thời gián tiếp cải thiện chất lượng dân số.

Tiền thôi chưa đủ…

sinh con 1

Hạnh phúc trong tầm tay - Ảnh: Q.Định

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 27-10, ông Phạm Chánh Trung - chi cục trưởng Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM - cho rằng dự thảo Luật dân số này của Bộ Y tế tiếp cận ở một góc độ "rất mới" khi đi trực tiếp vào vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các cặp vợ chồng trong việc khuyến khích sinh đủ hai con.

Vậy sự tiếp cận mới này liệu có thể thay đổi được suy nghĩ của những cặp vợ chồng ngại sinh con? Ông Trung nói rằng với hướng đi này, Việt Nam có thể quan sát và rút ra một số kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới.

Theo ông Trung, bên cạnh việc đầu tư cho chính sách khuyến sinh, nhận thức của người dân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng tổng tỉ suất sinh.

Làm sao để cải thiện tổng tỉ suất sinh, theo ông Trung, không chỉ ở TP.HCM và Việt Nam mà ngay cả nhiều nước trên thế giới đang là "bài toán khó vô cùng".

Ngoài kinh tế, theo ông, để giải quyết bài toán nâng tỉ suất sinh phụ thuộc chính vẫn là ở việc người dân hiểu đúng, đủ về lợi thế mang lại từ chủ trương sinh đủ hai con mà nền tảng phía sau phải là sự chung tay của toàn xã hội trong việc hỗ trợ các cặp vợ chồng ở độ tuổi kết hôn và sinh con.

Và để cải thiện điều này, thời gian qua Chi cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để hỗ trợ các cặp vợ chồng trong việc sinh và chăm sóc trẻ.

"Cụ thể cần có sự hỗ trợ chi phí trông trẻ, mở rộng hình thức cũng như nới thời gian trông trẻ ở các trường mầm non. Ngoài ra cần có các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân; bổ sung các quyền lợi về BHXH cho các gia đình sinh đủ hai con; ưu tiên mua nhà ở xã hội; hoàn thiện y tế, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em" - ông Trung đề xuất.

Bên cạnh đó, một giải pháp được cho khá căn cơ là nâng cao bình đẳng giới, nâng cao khả năng cân bằng của người phụ nữ trong công việc và gia đình. Đó có thể là tăng thời gian nghỉ thai sản của phụ nữ; đa dạng hóa số ngày và buổi nghỉ chăm trẻ, nâng số ngày nghỉ phép…

"Nâng mức sinh không phải là câu chuyện của riêng ai và trong các giải pháp điều chỉnh mức sinh, theo tôi, cần một giải pháp linh hoạt đồng bộ giữa các địa phương; tránh tình trạng triển khai riêng lẻ, chỉ tập trung ở một vài địa phương. Bởi việc sinh đẻ phù hợp, đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài được thời kỳ cơ cấu dân số vàng, làm chậm lại quá trình già hóa dân số và điều quan trọng nhất trong giải pháp phải xuất phát từ quyền lợi và nguyện vọng của chính người dân" - ông Trung khuyến cáo.

Đồng thời ông Trung khẳng định nếu dự thảo Luật dân số sớm ban hành chính là lộ trình rõ nét để các địa phương có mức sinh thấp có cơ chế kiểm soát một cách linh hoạt trong điều chỉnh chỉ tiêu mức sinh phù hợp với đặc thù của địa phương mình.

HOÀNG LỘC

Đề xuất sinh con tại TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... được thưởng tiền

TTO - Đây là đề xuất trong dự thảo Luật dân số do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, vừa được đưa ra lấy ý kiến vào tháng 10 này.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar