26/04/2020 14:25 GMT+7
Trở lại chủ đề

Singapore buộc doanh nghiệp không chèn ép nhân viên trong mùa dịch

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Các công ty đã được nhắc nhở phải đối xử công bằng và có trách nhiệm với tất cả nhân viên trong hoàn cảnh dịch bệnh, phong tỏa... bất kể nhân viên là người sở tại hay người nước ngoài.

Singapore buộc doanh nghiệp không chèn ép nhân viên trong mùa dịch - Ảnh 1.

Lao động nhập cư làm việc cho một cửa hàng bán lẻ ở Singapore - Ảnh: AFP

Ngày 21-4, Thủ tướng Lý Hiển Long sớm thông báo tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm một tháng, đến ngày 1-6, để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng tại Singapore từ ngày 7-4.

Chính quyền bảo vệ người lao động

Từ khi bắt đầu thực hiện đóng cửa một số đơn vị làm việc "không thiết yếu", không ít người lao động buộc phải nghỉ làm hoặc làm từ xa. 

Ngày 23-4, Bộ Nhân lực Singapore đã phát thông cáo báo chí nhắc nhở trong thời gian giãn cách xã hội, những doanh nghiệp nào không trả lương cho nhân viên hoặc hăm he cho nhân viên nghỉ việc có thể sẽ không nhận được khoản hỗ trợ việc làm và ưu đãi về giấy phép lao động. 

Ngay từ đầu thực hiện giãn cách xã hội, Bộ Nhân lực đã đề nghị các doanh nghiệp phải đối xử với mọi nhân viên một cách công bằng và có trách nhiệm, bất kể nhân viên thuộc quốc tịch nào.

Trong thông cáo báo chí, Bộ Nhân lực cho biết đã nhận được nhiều khiếu nại không được doanh nghiệp trả lương trong thời gian giãn cách xã hội. Thậm chí một số nhân viên còn bị ông chủ dọa sẽ sa thải nếu báo cáo chuyện "treo lương" với Bộ Nhân lực. 

Thông cáo báo chí có đoạn: "Chúng tôi hiểu chính các nhà tuyển dụng lao động có thể đang phải đối phó với khó khăn, tuy nhiên thật không hợp lý khi thực hiện chế độ nghỉ phép dài ngày không hưởng lương hoặc các biện pháp giảm tiền lương khác mà không tham khảo ý kiến của các nhân viên hoặc được họ đồng ý".

Bộ Nhân lực khẳng định sẽ điều tra các đơn khiếu nại hợp lệ và có thể ngừng hỗ trợ các khoản trợ cấp từ chương trình hỗ trợ việc làm (JSS) và phí điều chỉnh nhu cầu lao động nước ngoài (FWL) đối với các công ty liên quan đến khi kết thúc điều tra. 

Nếu có bằng chứng doanh nghiệp đã đối xử vô trách nhiệm hoặc không công bằng với nhân viên, doanh nghiệp đó có thể không được hưởng các khoản hỗ trợ việc làm (bao gồm hai khoản JSS và FWL) và chế độ ưu đãi về giấy phép lao động như trước.

Singapore buộc doanh nghiệp không chèn ép nhân viên trong mùa dịch - Ảnh 2.

Hỗ trợ thực phẩm cho những người lao động nhập cư bị cách ly tại Singapore - Ảnh: REUTERS

Hỗ trợ tài chính nhanh cho doanh nghiệp

Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào ngày 23-1, Singapore vẫn giữ sinh hoạt xã hội bình thường. Biên giới đóng cửa nhưng các công ty vẫn hoạt động. Đầu tháng 4, đợt dịch thứ hai bùng phát mạnh mẽ, Singapore nhanh chóng trở thành tâm dịch của Đông Nam Á. 

Hầu hết các ca nhiễm mới xuất phát từ các ký túc xá chật chội, nơi cư trú của lao động nước ngoài. Trong thời gian giãn cách xã hội hiện nay, hàng trăm ngàn lao động nước ngoài đã bị cách ly trong ký túc xá.

Trong khi đó, Chính phủ Singapore đã thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp bằng cách chi trả giùm 25% lương cho nhân viên sở tại và nhân viên có thẻ thường trú để tránh sa thải. Biện pháp này được áp dụng cho tất cả nhân viên chứ không chỉ nhân viên thất nghiệp một phần.

Trong khuôn khổ gói hỗ trợ tài chính thứ ba (gói ngân sách đoàn kết) được Phó thủ tướng Heng Swee Keat công bố hôm 6-4 để giúp các công ty vượt qua đại dịch, Chính phủ Singapore tiếp tục nâng mức trợ cấp JSS lên 75% lương đến tháng 5-2020. Các công ty giảm lương nhân viên hoặc cho nhân viên nghỉ phép không lương chỉ nhận được trợ cấp với mức thấp tương ứng.

Đối với lao động nước ngoài, Chính phủ Singapore đã quyết định hoàn lại phí FWL 750 đôla Singapore/người cho các công ty sử dụng lao động nước ngoài có giấy phép SP và WP từ tháng 5. Ngoài ra, các khoản thuế phải trả trong tháng 5 cũng sẽ được miễn. Trước đó, biện pháp hoàn phí FWL đã được thực hiện từ cuối tháng 2 và thuế đã được miễn trong tháng 4.

Sau khi ban hành biện pháp giãn cách xã hội, Quốc hội Singapore đã thông qua đạo luật COVID-19 (Các biện pháp tạm thời) năm 2020. Luật mới cấm mọi hình thức tụ tập với người thân hoặc bạn bè không cùng sống chung tại nhà và tụ tập nơi công cộng. Trường học đóng cửa từ ngày 8-4. Người dân phải mang khẩu trang nơi công cộng và được khuyến cáo nên ở nhà càng nhiều càng tốt.

Singapore chữa chấn thương tâm lý cho dân

TTO - Trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với hơn 11.000 ca mắc COVID-19 tính đến chiều 23-4, sức khỏe tinh thần của người dân Singapore là điều mà chính phủ nước này đang theo dõi đặc biệt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuỗi pizza 'phát triển nhanh nhất thế giới' đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM

Dodo Pizza - chuỗi pizza có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, chính thức đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM vào cuối tháng này.

Chuỗi pizza 'phát triển nhanh nhất thế giới' đóng cửa toàn bộ chi nhánh tại TP.HCM

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Có cán bộ nói với tôi, con đường phát triển của tỉnh chủ yếu dựa vào xin ngân sách Trung ương, xin kế hoạch".

Tổng Bí thư: Có tỉnh phát triển nhờ xin ngân sách Trung ương, không thể phụ thuộc thế được

Giá cát xây dựng tăng đột biến, nhà thầu lao đao

Giá cát xây dựng tại Đắk Nông và Đắk Lắk tăng gần gấp đôi, trong khi nguồn cung khan hiếm khiến hàng loạt công trình đứng bánh.

Giá cát xây dựng tăng đột biến, nhà thầu lao đao

Cơ chế thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ lên doanh nghiệp

Với 5 triệu hộ kinh doanh trong cả nước, chỉ cần 20% hộ chuyển lên doanh nghiệp, sẽ có thêm 1 triệu doanh nghiệp.

Cơ chế thuế đơn giản, hộ kinh doanh sẽ lên doanh nghiệp

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện

Thực tế quy trình in và cấp phát phôi, ấn chỉ vật lý như trên tồn tại nhiều hạn chế như chi phí in ấn và phân phối cao.

Chủ tịch UBND TP.HCM đề xuất Thủ tướng ngừng in phù hiệu, giấy phép, quản lý số hóa toàn diện

Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay đã chỉ đạo chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar