27/11/2007 19:56 GMT+7

Siêu thị và văn hóa chợ truyền thống

Theo DREW TAYLORDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo DREW TAYLORDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Siêu thị ở Việt Nam luôn sáng choang đèn điện với những lối đi mát rượi, sạch sẽ và vô số quầy hàng trưng bày hàng hóa phong phú. Nhân viên bảo vệ và nhân viên hướng dẫn luôn sẵn sàng trả lời bạn bất cứ câu hỏi nào một cách tận tình.

Phóng to

Chọn mua bánh kẹo tại siêu thị - Ảnh: Tuổi Trẻ

Siêu thị không có những nét truyền thống mà người ta có thể thấy ở chợ ngoài trời tại Việt Nam. Điều này khiến tôi lo ngại vì những khu mua sắm khổng lồ đang nuốt dần văn hóa Việt. Không chỉ tôi mà những người nước ngoài đến Việt Nam có lẽ đều cảm thấy có điều gì đó rất đặc biệt về những ngôi chợ truyền thống ở đất nước này.

Nhìn vào bất kỳ quầy hàng nào ở siêu thị, bạn cũng sẽ bị choáng ngợp bởi màu sắc và nhãn hiệu hàng hóa trên chai, lọ, lon, túi, hộp. Quá nhiều những “Thêm 20%”, “Thêm 50%”, “Ngon tuyệt”, “Hảo hạng”, “Được làm giàu với vitamin A và B”… và danh sách nếu kể thêm còn dài vô tận. Bạn sẽ quyết định thế nào đây? Trong siêu thị, sản phẩm phải tự nó bán nó, nhưng tại chợ, người bán hàng chính là người bán sản phẩm.

Chợ là nơi của những người bán hàng mau mắn và nhanh nhẹn, họ phải hiểu sản phẩm để giới thiệu và thuyết phục bạn mua hàng. Tôi thích mua thứ gì mà tôi có thể nghe người bán hàng rao trong không khí nhộn nhịp, đầy sức sống từ những sạp hàng… - một thứ gì đó thực sự được bán! Người ở chợ lao động để bán sản phẩm, nhưng tại siêu thị, những kỹ năng này phai nhạt dần.

Siêu thị sạch sẽ, đó là một lợi thế khiến nhiều người thích bước vào. Trong khi ở chợ hàng hóa được bày bán khá hỗn loạn, thịt treo trong nhiệt độ ngoài trời, ruồi nhiều, chuột cống cũng nhiều, những sạp hàng tươi có vẻ không được vệ sinh lắm. Nhưng cũng bởi vì những hệ thống làm lạnh, bao bì đóng gói tưởng như vô trùng trong siêu thị lại chứng tỏ một điều rằng thực phẩm trong siêu thị rõ ràng không thể nào tươi bằng ở chợ!

Và vì thực phẩm để ngoài trời dễ hư hơn trong siêu thị nên thực phẩm được mang ra bán ở chợ cần phải tươi và mới mỗi ngày. Thức dậy lúc ba rưỡi, bốn giờ sáng, bạn sẽ thấy rất nhiều xe ba gác, xe gắn máy đi vào thành phố kéo theo nào những trái cây, rau tươi, mì, bún và nhiều thứ khác để bán ở chợ trước khi những người đi chợ sớm đến quầy hàng quen.

Với sự xuất hiện đầy tính cải tiến của siêu thị, những người bán lẻ (mà ở tiếng Anh gọi là “những người nhỏ”) trở nên không cần thiết trong hệ thống chuyên nghiệp ấy. Tất cả những hoạt động nông trại nhỏ cùng với những hoạt động giao thương nhỏ hầu như không được tính đến trong hệ thống để duy trì sự tươi mới của thực phẩm bán tại siêu thị. Siêu thị có những tiện ích bảo quản, máy lạnh cỡ lớn và bán sản phẩm ở một quy mô lớn. “Những người nhỏ” trở nên vô dụng đối với hệ thống lớn.

Về giá cả, ở siêu thị luôn bán đúng giá niêm yết. Đây cũng được xem là một ưu điểm nữa vì người mua hàng không sợ bị hớ, bị lừa. Nhưng đó là chi tiết đi ngược với truyền thống thích trả giá của người Việt. Đối với những thế hệ trước, đó là một thử thách, một trò chơi mà họ là người quyết định thắng thua. Vui chứ, tại sao không nhỉ?

Trả giá là một kỹ năng xã hội mà nhiều người sẽ cảm thấy trống vắng nếu thiếu nó. Đó là cơ hội để chứng tỏ khả năng nhạy bén với thị trường, kỹ năng mua bán và cơ hội cho người bán hàng biết được khẩu vị của người mua hàng. Đó là một trò thể thao đầy tính tương tác, cạnh tranh và tính khuyến khích! Xét về khía cạnh này, siêu thị kém xa. Khách hàng ở siêu thị không cần phải nói một lời. Điều duy nhất người bán hàng nói là giá tiền. Chi tiết đó không mang tính xã hội chút nào.

Khi chợ đang ở trong danh sách “đỏ”, không ai có thể đoán được tuổi thọ của chợ trong thời buổi này. Nhưng việc mất đi nét văn hóa chợ truyền thống sẽ dẫn đến sự mất mát văn hóa của người dân địa phương. Chính văn hóa địa phương ấy là thứ gắn chặt và làm nên thói quen kinh tế, xã hội của người Việt. Liệu người Việt Nam có để điều quý giá này ra đi?

Theo DREW TAYLORDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

TTO - Rút thoải mái

Sợi chỉ rút kinh nghiệm

Đường đi của đồng tiền

TTO - Đường đi xủa đồng tiền zig zag và ngoạn mục hơn bất kỳ đường đi bóng nào của anh tiền đạo thứ thiệt trong bóng đá.

Đường đi của đồng tiền

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

TTO - 'Triệu đóa hoa hồng' với (phần) 'Trăm đóa hoa hồng' cái nào hot hơn?

​Thích 'trăm' hơn 'triệu'...

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

TTO - Lần đầu tiên trong lịch sử thi cử xảy ra nghịch lý: Đạt điểm tuyệt đối (30 điểm) vẫn trượt ĐH

Bởi lưng không lận món hời ưu tiên

Thương vụ khờ dại của nhà nước

TTO - Trong khi thiên hạ tỉnh đòn / Buồn cho nhà nước vẫn còn ngây thơ.

Thương vụ khờ dại của nhà nước

Bất ngờ lộ ra

TTO - Nếu không có chuyện tình cờ/Tổ chuồn chuồn chẳng bất ngờ lộ ra.

Bất ngờ lộ ra
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar