05/02/2020 19:17 GMT+7

Siêu thị tăng 30-50% nguồn hàng để chặn bão giá

NGỌC AN - CHÍ TUỆ
NGỌC AN - CHÍ TUỆ

TTO - Nhiều siêu thị đã chủ động nguồn hàng tăng 30-50% và khẳng định không tăng giá bán mặc dù nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên do tâm lý thiếu hàng, tích trữ để ứng phó với dịch bệnh.

Siêu thị tăng 30-50% nguồn hàng để chặn bão giá - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Bộ Công thương kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa trưa 5-2 - Ảnh: CHÍ TUỆ

Gần trưa 5-2, đoàn công tác của Bộ Công thương đã trực tiếp đi làm việc và khảo sát tình hình cung ứng hàng hóa tại các hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội. Phóng viên báo Tuổi Trẻ cũng trực tiếp khảo sát tình hình thị trường.

Ghi nhận tại siêu thị Vinmart (số 2 Tôn Thất Thuyết, Q.Cầu Giấy), các kệ hàng đầy ắp rau, củ, quả, thịt, cá... Tại đây không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ do lo ngại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Đang lựa mua thực phẩm, bà Trần Ngọc Ánh (ở P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy) cho biết trung bình 2-3 ngày bà lại qua siêu thị để mua thực phẩm.

"Tôi thường vào siêu thị mua đồ, thực phẩm sử dụng cho khoảng 2-3 ngày. Hôm trước có nghe thông tin về việc người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ, thậm chí có siêu thị hết cả đồ. Những nơi khác không biết thế nào nhưng ở đây tôi đi mua thì tôi thấy siêu thị vẫn đầy đủ mọi thứ tôi cần dùng", bà Ánh nói.

Siêu thị tăng 30-50% nguồn hàng để chặn bão giá - Ảnh 2.

Nhu cầu tiêu dùng của người dân mùa đại dịch tăng gấp đôi - Ảnh: CHÍ TUỆ

Ông Trịnh Văn Linh (giám đốc siêu thị Vinmart Cầu Giấy) cho biết nhu cầu của người tiêu dùng sau tết và những lo ngại trước tình hình dịch bệnh virus corona những ngày gần đây tăng khoảng 30-40% so với bình thường. Các mặt hàng tăng đột biến chủ yếu là thực phẩm rau, củ, quả, thịt cá, khẩu trang, nước rửa tay…

"Siêu thị chúng tôi có nguồn cung rất lớn, ngoài ra cũng làm việc với các đối tác cung ứng yêu cầu bắt buộc phải đảm bảo nguồn cung toàn bộ rau, củ, quả, thịt, cá… cho siêu thị nên chúng tôi luôn đầy đủ hàng hóa, thực phẩm cung ứng cho người tiêu dùng", ông Linh nói

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà nguyễn Thị Kim Dung - giám đốc Co.op Mart Hà Nội - cho biết lượng hàng mua tăng 15-20% so với cùng kỳ, vì vậy lượng hàng dự trữ của siêu thị cũng tăng 40-50% để đảm bảo cung ứng. 

Ngoài nguồn hàng dự trữ trong kho, siêu thị cũng làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn hàng.

Siêu thị tăng 30-50% nguồn hàng để chặn bão giá - Ảnh 3.

Nguồn cung rau xanh dồi dào mặc dù miền Bắc có mưa đá gây thiệt hại, nhiều siêu thị đã chuyển hàng từ TP.HCM, Đà Lạt ra Hà Nội tiêu thụ - Ảnh: NGỌC AN

Theo bà Dung, sức mua bình thường tăng trưởng 20-30% so với cùng kỳ do năm nay ảnh hưởng dịch nên người tiêu dùng mua tích trữ nhu yếu phẩm. Nhiều mặt hàng nông sản như rau xanh vừa qua ở Hà Nội có tình trạng khan hiếm, siêu thị đã phải điều hàng, nguồn thực phẩm rau xanh từ TP.HCM, Đà Lạt ra để đáp ứng nhu cầu.

Ngoài ra, SaigonCo.op cũng có kế hoạch giải cứu thanh long, dưa hấu và dự kiến vào ngày mai hàng sẽ về siêu thị, với mức giá chỉ 8.000-9.000 đồng/kg so với mức giá gần 20.000 đồng/kg dưa hấu như hiện nay. Tổng lượng nông sản giải cứu lên tới 5 tấn/cửa hàng.

Ông Khúc Tiến Hà - giám đốc điều hành BigC các tỉnh phía Bắc - cũng cho biết sau Tết Nguyên đán số lượng khách tới siêu thị tăng gấp 3 lần bình thường. Sản phẩm được mua chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu với rau củ quả, gạo, đường, bột ngọt, mì gói, đồ hộp…

Đối với các sản phẩm nông sản đang khó khăn trong xuất khẩu sang Trung Quốc như thanh long, dưa hấu, lãnh đạo Big C cho biết cũng đang có chương trình hỗ trợ đồng hành cùng người nông dân, mỗi ngày dự kiến tiêu thụ 40 tấn dưa hấu, tương tự như vậy với sản phẩm thanh long.

Có nhiều giải pháp để giữ giá cả ổn định, tăng nguồn cung

Bà Trần Thị Phương Lan - phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội - cho biết đã triển khai lực lượng thường xuyên kiểm tra hệ thống phân phối, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố.

Hiện nay các nhà bán lẻ đã tăng dự trữ thêm 10-15%, chủ động tìm nguồn hàng sản lượng nhập, dự trữ; mở rộng thêm kênh bán hàng qua kênh online, giảm tải lượng người mua trực tiếp.

Với các mặt hàng nông sản đang bị ùn ứ ở cửa khẩu do không xuất được sang Trung Quốc, sở đã xây dựng kịch bản ứng phó với 4 cấp độ bình ổn thị trường.

Đánh giá chung về tình hình, Vụ Thị trường trong nước Bộ Công thương cho biết do các doanh nghiệp dự báo được nhu cầu của người dân nên đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn cung để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này, nguồn hàng dồi dào với giá cả ổn định.

TP.HCM 'mai mối' các chuỗi siêu thị thu mua thanh long miền Tây

TTO - Ngoài việc "mai mối" một số hệ thống cửa hàng đến với địa phương đang có thanh long tồn đọng nhiều, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM lưu ý việc xây dựng tiêu chuẩn trồng nông sản để tránh việc phải "giải cứu" lặp lại trong tương lai.

NGỌC AN - CHÍ TUỆ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

"Nếu chỉ sử dụng hình thức thanh tra kế hoạch mỗi năm một lần sẽ rất khó đạt hiệu quả của hoạt động thanh tra".

Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm: Tạo thuận lợi nhưng không để bị lợi dụng

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar