22/02/2023 18:02 GMT+7

Sẽ ra sao khi Nga dừng hiệp ước hạt nhân với Mỹ?

Giới phân tích lo ngại việc Nga dừng hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân (New START) với Mỹ có thể chấm dứt kỷ nguyên kiểm soát lẫn nhau của hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.

Sẽ ra sao khi Nga dừng hiệp ước hạt nhân với Mỹ? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên trái) gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Thụy Sĩ năm 2021 - Ảnh: AFP

Việc kiểm soát lẫn nhau giữa Nga và Mỹ đã bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, sau đó là chiến sự ở Ukraine. Hôm 21-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo nước này ngưng hiệp ước hạt nhân New START với Mỹ được coi là dấu hiệu thỏa thuận đang chết dần.

Nguy cơ bùng nổ hạt nhân

Ông Putin đã nói rõ Nga không rút khỏi New START, thỏa thuận hạt nhân cuối cùng giữa Nga và Mỹ có hiệu lực đến 2026, và Bộ Ngoại giao Nga sau đó cũng khẳng định không có ý định triển khai thêm vũ khí hạt nhân chiến lược.

Tuy nhiên, theo cây bút David Sanger của báo New York Times, khả năng Nga và Mỹ ngồi xuống đàm phán một hiệp ước thay thế là rất thấp trong bối cảnh hai nước căng thẳng về vấn đề Ukraine và cáo buộc lẫn nhau ở mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua. 

Trong khi đó, Trung Quốc đã tuyên bố tham vọng xây dựng kho hạt nhân tương đương Mỹ, Nga. Các thanh tra quốc tế tìm thấy bằng chứng chương trình hạt nhân của Iran đang tiến triển nhanh, còn Triều Tiên cũng đẩy mạnh thử tên lửa.

"Mọi dấu hiệu đều cho thấy thế giới có thể sắp bước vào một kỷ nguyên bùng nổ hạt nhân mới", ông Sanger nhận định, cảnh báo về cuộc chạy đua hạt nhân có thể xảy ra như cách đây nửa thế kỷ.

Jon Wolfsthal, cố vấn cấp cao của tổ chức Global Zero và từng làm việc cho ông Joe Biden khi ông còn là phó tổng thống Mỹ, lo ngại "với việc Nga phá vỡ các hiệp ước, Trung Quốc tăng cường sức mạnh, Triều Tiên thử tên lửa và Iran gần đạt được uranium cấp độ vũ khí, đây là thời kỳ tồi tệ cho sự ổn định và kiềm chế hạt nhân".

Ngay cả trước khi ông Putin phát biểu, việc thực hiện hiệp ước New START mới đã gặp trở ngại nghiêm trọng. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Nga đã không tuân thủ thỏa thuận. Ngược lại, Matxcơva cũng chỉ trích Washington không đáp ứng các yêu cầu thanh tra của mình.

Đến ngày 21-2, ông Putin đã nói rõ sẽ không cho phép các thanh sát viên kiểm tra các cơ sở hạt nhân của Nga, bởi vì họ có thể chuyển thông tin cho Ukraine để tấn công tiếp theo.

"Chúng tôi biết rằng phương Tây có liên quan trực tiếp đến nỗ lực của chính quyền Kiev nhằm tấn công các căn cứ (của Nga)", ông giải thích.

Trước đó, Matxcơva đã cáo buộc Ukraine sử dụng máy bay không người lái để tấn công các căn cứ không quân chiến lược của Nga có máy bay ném bom có thể phóng vũ khí hạt nhân.

Nga nói đã bắn hạ máy bay không người lái gần căn cứ không quân Angels ở Saratov vào cuối năm 2022 - Ảnh: REUTERS

Nga nói đã bắn hạ máy bay không người lái gần căn cứ không quân Angels ở Saratov vào cuối năm 2022 - Ảnh: REUTERS

Bế tắc tìm thỏa thuận mới

Mỹ đến nay vẫn có thể quan sát các kho vũ khí của Nga, chủ yếu thông qua vệ tinh theo dõi các chuyển động hạt nhân của Nga. Tuy nhiên có một lo ngại lớn hơn khi New START hết hiệu lực vào 2026.

Triển vọng khởi động đàm phán thỏa thuận mới dường như bế tắc vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, hai nước hầu như không liên lạc, nhất là khi nổ ra xung đột ở Ukraine, và đang mất niềm tin lẫn nhau. 

Ông Biden và ông Putin đã không nói chuyện trực tiếp hơn một năm, và trong thời gian đó liên tục chỉ trích lẫn nhau. Một số quan chức Mỹ nói rằng dù hai nước có đàm phán thỏa thuận mới, chưa chắc nó đã được Quốc hội Mỹ thông qua trong tình cảnh này.

New START cũng không bao gồm các vũ khí hạt nhân chiến lược mà Nga đang dọa triển khai ở Ukraine. Cuối cùng, theo các chuyên gia, thỏa thuận cũng không còn "hợp thời" khi không bao gồm Trung Quốc, quốc gia có thể sở hữu đến 1.500 vũ khí hạt nhân trong hơn 10 năm tới. Trong khi đó, Bắc Kinh đến nay đã tỏ thái độ không hào hứng với New START.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn để mở cánh cửa đàm phán. Ngày 21-2, sau phát biểu của ông Putin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng ông sẵn sàng đàm phán một hiệp ước mới vì lợi ích an ninh của Mỹ và "về lợi ích an ninh của Nga".

Ông Blinken cũng cho rằng Washington sẽ tuân thủ hiệp ước bất kể hành động của Nga. "Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta tiếp tục hành động có trách nhiệm trong lĩnh vực này. Đó cũng là điều mà phần còn lại của thế giới mong đợi ở chúng ta", ông nói.

Quốc hội Nga bỏ phiếu dừng hiệp ước hạt nhân cuối cùng với Mỹ

Ngày 22-2, Duma quốc gia (Hạ viện Nga) đã bỏ phiếu thông qua việc dừng Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) với Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế, Trung Quốc kêu gọi Mỹ không chính trị hóa hợp tác giáo dục

Trung Quốc cho rằng việc Mỹ cấm Đại học Harvard tuyển sinh quốc tế sẽ làm tổn hại đến hình ảnh và uy tín quốc tế của chính nước này.

Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế, Trung Quốc kêu gọi Mỹ không chính trị hóa hợp tác giáo dục

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn

Ông Trump chúc mừng và thông báo Nga và Ukraine đã hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù binh, khẳng định việc này sẽ sớm được thực hiện.

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar