22/04/2022 09:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sau vũ khí hạng nặng, phương Tây tranh luận chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraine

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Khi cuộc tranh luận có nên gửi vũ khí hạng nặng cho Ukraine vừa kết thúc, phương Tây lại đối diện một vấn đề nan giải khác: có nên chia sẻ thông tin tình báo với Kiev và chia sẻ ở mức nào.

Sau vũ khí hạng nặng, phương Tây tranh luận chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraine - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine bốc dỡ các kiện hàng là tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ viện trợ được chuyển đến bằng máy bay tại Kiev vào ngày 11-2 - Ảnh: AFP

Các nguồn tin của báo New York Times tiết lộ Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp công bố thêm gói viện trợ vũ khí mới cho Ukraine trong những ngày tới. Quy mô gói này sẽ không kém gói 800 triệu USD gồm lựu pháo và hàng chục ngàn viên đạn đã đến Ukraine vào giữa tuần này. Anh cũng chuẩn bị gửi những khẩu pháo hạng nặng đầu tiên tới Ukraine sau một hội nghị trực tuyến với lãnh đạo Mỹ, EU và NATO vào ngày 19-4.

Vũ khí chạy đua với thời gian

Các nỗ lực chuyển vũ khí cho Ukraine đang được gấp rút thực hiện, sau khi Nga chính thức tuyên bố giai đoạn 2 của "chiến dịch quân sự đặc biệt" bắt đầu vào hôm 19-4. Dù vẫn ngần ngại với việc gửi xe tăng chiến đấu, phương Tây đã gửi những hệ thống vũ khí tầm xa mang tính tấn công như lựu pháo, trực thăng, máy bay không người lái (UAV) có vũ trang cho Kiev.

Theo New York Times, trong giai đoạn trước, tính từ khi Nhà Trắng chấp thuận chuyển giao vũ khí cho Ukraine, thường phải mất 4 - 6 ngày để Lầu Năm Góc đưa vũ khí lên các máy bay vận tải chiến lược. Số vũ khí này sẽ được đưa đến các căn cứ của một số nước NATO nằm gần Ukraine, chủ yếu là Ba Lan và Romania. Có khoảng 8 - 10 chuyến bay chuyển vũ khí cho Ukraine đến các căn cứ này mỗi ngày, không chỉ có Mỹ mà còn một số nước khác.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby ước tính để các vũ khí trên đến được Ukraine, cần phải mất thêm 24 - 48 tiếng nữa. Như vậy trung bình sẽ mất khoảng 1 tuần để Mỹ chuyển vũ khí đến Ukraine, chưa kể thời gian huấn luyện sử dụng với các loại khí tài mới như UAV và rađa xác định vị trí đạn pháo.

Theo giới chức quân sự phương Tây, dù Nga tuyên bố sẽ coi các đoàn xe chở vũ khí là mục tiêu song Matxcơva dường như vẫn đang hạn chế tấn công chúng. Họ lý giải điều này một phần vì Nga không muốn xung đột lan ra ngoài biên giới Ukraine và phần khác là vì tình báo, quân đội Nga đang bận rộn tại các vùng khác. Với hệ thống hậu cần sẵn có và việc đã quen thực địa, một số nhà quan sát tin rằng thời gian phương Tây chuyển vũ khí cho Ukraine sẽ nhanh hơn trong những tuần tới.

Sau vũ khí hạng nặng, phương Tây tranh luận chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraine - Ảnh 2.

Dữ liệu: DUY LINH - Nguồn: The Guardian, New York Times, Politico, AP - Đồ họa: TUẤN ANH

Chia sẻ thông tin tình báo

Việc chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine đang làm dấy lên tranh luận về việc có nên chia sẻ thông tin tình báo cho Kiev và nếu có thì ở mức nào. Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ William Burns tuần trước xác nhận Washington đã và đang chia sẻ thông tin tình báo cho Kiev. Tuyên bố này xóa tan mọi suy đoán trước nay về việc các cơ quan tình báo lớn của Mỹ có can dự vào xung đột hay không.

Các quan chức ở Washington đang tính toán nên chia sẻ loại thông tin tình báo nào cho Ukraine. Nguồn tin của New York Times cho biết Mỹ có dữ liệu về các căn cứ bên trong Nga nhưng có thể sẽ không cung cấp cho Ukraine. Nhà Trắng cũng đã hạn chế cung cấp một số vũ khí có tầm bắn vươn tới lãnh thổ Nga như máy bay không người lái tầm trung, pháo phản lực phóng loạt cỡ lớn.

Hãng tin AP tiết lộ đã có một chỉ thị mới về việc chia sẻ thông tin tình báo cho Ukraine được đưa ra trong tuần qua. Các cơ quan tình báo Mỹ có thể chia sẻ những thông tin "kịp thời, cần thiết" để Ukraine có thể ra quyết định nhanh chóng trên chiến trường miền đông Ukraine. Tuy nhiên lệnh cấm chia sẻ vị trí các lực lượng Nga trên lãnh thổ Belarus và Nga dường như vẫn được duy trì.

Điều này cho thấy vẫn có một sự lo ngại nhất định trong chính quyền Mỹ rằng xung đột có thể leo thang từ các tin tình báo này. Ukraine trước đó đã bị Nga cáo buộc là thực hiện các cuộc đột kích bằng trực thăng vào các kho nhiên liệu nằm trên lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh hủy kế hoạch tấn công nhà máy sắt thép Azovstal, nơi Nga xem như điểm kháng cự cuối cùng của các lực lượng Ukraine tại thành phố Mariupol.

Thay vào đó, "Hãy phong tỏa khu công nghiệp này để một con ruồi cũng không bay qua được", Tổng thống Putin yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ngày 21-4. Theo ông Putin, việc bao vây sẽ giúp các binh sĩ Nga không phải nhọc công chiến đấu, thậm chí mất mạng.

Với việc Nga thực hiện chiến thuật bao vây, số phận của 2.000 tay súng Ukraine, như thông tin ông Shoigu cung cấp, sẽ tiếp tục là vấn đề thu hút sự chú ý trong những ngày tới.

Nga tuyên bố đã "giải phóng" Mariupol, tuy nhiên Ukraine chưa xác nhận điều này.

ĐỌC NHANH ngày 22-4: Mỹ không tin thành phố Mariupol thất thủ

TTO - Mỹ cho rằng tuyên bố của Nga về việc "giải phóng" thành phố Mariupol là không đúng. Trong khi đó, tổng thống Ukraine nói vẫn hy vọng vào hòa bình nhưng bác bỏ khả năng sang Matxcơva để đàm phán.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Nga Ukraine Putin

Tin cùng chuyên mục

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Phía Qatar khẳng định việc đề nghị tặng máy bay cho Tổng thống Trump là quan hệ đồng minh bình thường, đồng thời khẳng định không có mục đích gây ảnh hưởng chính trị.

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (ACIAR), Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính và công nghệ cho các dự án nhằm giúp phát triển bền vững và đối phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Trồng khoai mì, nuôi cá mú kiểu Úc

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế

Ngày 20-5, Quốc hội Hungary chính thức thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) nhằm phản đối sự 'chính trị hóa' của tổ chức này.

Hungary thông qua dự luật rút khỏi Tòa án Hình sự quốc tế

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng

Video của một người đàn ông Nhật Bản ghi lại toàn bộ một ngày làm việc 18,5 giờ liên tục đang thu hút hàng ngàn lượt xem trên nền tảng YouTube, làm dấy lên nhiều tranh luận về văn hóa làm việc khắc nghiệt tại Nhật.

Một ngày làm việc 18,5 tiếng tại công ty 'đen' Nhật Bản gây sốc cộng đồng mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar