11/11/2015 09:31 GMT+7

Sau TPP: Sản xuất quần áo, giày dép từ A đến Z

TRẦN VŨ NGHI - NHƯ BÌNH (tranvunghi@tuoitre.com.vn)
TRẦN VŨ NGHI - NHƯ BÌNH ([email protected])

TT - Với hàng chục ngàn dòng thuế sẽ được cắt giảm về mức 0% theo lộ trình, ngành dệt may và da giày VN được nhận định sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Cuộc đua bắt đầu...

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật tại Công ty CP may Bình Minh - Ảnh: T.V.N.

Cuộc đua đầu tư mới, tăng vốn, mở rộng quy mô... thuộc lĩnh vực đang diễn ra quyết liệt.

Trong cuộc đua này, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang chiếm ưu thế, với tổng số vốn đầu tư vào ngành dệt may VN hiện khoảng 10 tỉ USD, mục tiêu là làm từ nguyên phụ liệu ra đến sản phẩm xuất khẩu để hưởng ưu đãi về thuế.

Tăng đầu tư, nâng công suất

Dù đã tăng thêm hai chuyền sản xuất, tương ứng khoảng 20% công suất để nâng năng lực sản xuất lên thành 9 chuyền ngay từ đầu năm 2015, nhưng ông Nguyễn Chí Trung - giám đốc Công ty TNHH giày Gia Định - cho biết vẫn “không đáp ứng được nhu cầu đặt hàng của các nhà đặt hàng đến từ Mỹ”. Ngoài việc tăng năng lực sản xuất, doanh nghiệp này cũng đã đầu tư hơn 200 tỉ đồng xây dựng cụm công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày ở Tân Uyên (Bình Dương).

“Được xây dựng từ đầu năm 2015 nhưng đến nay đã có 7 doanh nghiệp vào đây hoạt động. Do đó, tôi tin rằng 30ha của cụm công nghiệp này sẽ sớm lấp đầy, bởi nhiều doanh nghiệp sẽ phải chạy đua đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng lợi từ TPP” - ông Trung nhận định.

Ông Trần Quang Nghị, chủ tịch HĐQT Vinatex, cũng cho biết tập đoàn đang có khoảng 12 dự án được triển khai, như dự án sợi Phú Hưng (Huế), sợi Phú Cường (Đồng Nai), sợi Yên Mỹ (Hưng Yên). Riêng về dệt nhuộm, đang có ít nhất bốn dự án rất quan trọng của Vinatex tại Đà Nẵng, Long An, Quảng Ngãi và Nha Trang đang trong giai đoạn chạy “hết tốc lực”.

“Chúng tôi muốn đầu tư nhiều dự án hơn nữa để nâng năng lực tự chủ nguồn cung nguyên liệu, nhưng nguồn vốn có hạn, quỹ đất cho các dự án đầu tư vào khâu nhuộm và trồng bông còn khó khăn... Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong tương lai là không tránh khỏi” - ông Nghị chia sẻ.

Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI đang chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua để hưởng lợi từ TPP. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2015, khối FDI đã đổ gần 2 tỉ USD đầu tư vào ngành dệt may bằng nhiều dự án khủng, trong đó lớn nhất là dự án sản xuất và chế biến sợi trị giá 660 triệu USD tại Đồng Nai của Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc).

Ngoài ra, Tập đoàn Far Eastern (Đài Loan) cũng nhanh chân đầu tư khoảng 274 triệu USD vào công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp may, dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng nhà máy với quy mô đầu tư từ 700 triệu đến 1 tỉ USD nhằm đón đầu những lợi ích về thuế từ TPP.

Lo “cốc mò, cò xơi”?

Theo ông Vũ Đức Giang - chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), khi TPP có hiệu lực, các dòng sản phẩm như áo sơmi, quần, đồ thun, đồ thể thao... sẽ “ăn ngay” vào những thị trường xuất khẩu quan trọng của VN, trong đó thị trường Mỹ chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hiện nay của toàn ngành. “Chỉ trừ một số dòng sản phẩm nhạy cảm sẽ cắt giảm theo lộ trình, phần lớn mức thuế sẽ giảm về 0% so với mức bình quân 17,5% như hiện nay. Tốc độ tăng trưởng của ngành cũng sẽ tăng lên 25 - 30%/năm ngay năm đầu tiên TPP có hiệu lực, thay vì ở mức 17 - 18%/năm như hiện tại” - ông Giang dự báo.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Mại - chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - cho rằng hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào VN hiện nay cũng đáng để nhà làm chính sách VN phải giật mình.

Vì ai mới đang thật sự hưởng lợi từ TPP? Theo ông Diệp Thành Kiệt - phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, khối doanh nghiệp FDI sẽ hưởng lợi, thậm chí gặt quả sớm từ TPP do cơ cấu sản xuất của ngành dệt may trong nước đang bị “hổng chân”.

Thực tế cho thấy khối FDI chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của VN năm 2014 (24,5 tỉ USD) và 65% trong 10 tỉ USD xuất khẩu ngành da giày.

Theo ông Kiệt, hiện các doanh nghiệp trong nước chỉ mới đáp ứng được chưa tới 1% nhu cầu về bông, 30% nhu cầu xơ, dưới 20% nhu cầu về vải.

Trong khi TPP yêu cầu nguyên tắc để được hưởng thuế suất tối ưu (0%) thì phải đáp ứng được điều kiện “từ sợi trở đi”, nhưng VN đang nhập sợi và vải phần lớn từ Trung Quốc, Hàn Quốc... - các quốc gia không nằm trong nội khối TPP.

“Không nhiều doanh nghiệp trong nước có đủ tiềm lực tài chính để vực dậy ngành công nghiệp phụ trợ quá yếu kém này, dù đã có hơn 5 năm ngồi chờ TPP đàm phán” - một chuyên gia ngành này lo lắng.

Gia công chiếm 70%

Hơn 70% doanh nghiệp ngành may trong nước hiện nay chuyên hoạt động gia công, 20% theo phương thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm theo khách hàng chỉ định hoặc tự khai thác), 9% làm được ODM (phối hợp với nhà đặt hàng tạo thêm thiết kế) và mới có 1% làm được OBM (sản xuất, chào hàng và bán hàng trực tiếp tại các trung tâm thương mại nước ngoài).

Theo các chuyên gia, nếu không có sự chuyển động ngành dệt may và da giày VN sẽ khó tận dụng được các cơ hội từ TPP, bởi yếu tố nhân công giá rẻ sẽ không thể tồn tại lâu khi xu hướng tự động hóa, giảm nhân sự trong nhiều khâu sản xuất ngày càng rõ nét hơn.

TRẦN VŨ NGHI - NHƯ BÌNH ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sun Group báo lãi tăng vọt, hé lộ quy mô nợ vay

Sun Group vừa báo lãi sau thuế năm 2024 đạt hơn 848,9 tỉ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2023. Đây là số liệu đã được tập đoàn này đính chính thay vì mức lỗ cả nghìn tỉ như báo cáo trước đó.

Sun Group báo lãi tăng vọt, hé lộ quy mô nợ vay

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Hiệp hội Gia cầm Việt Nam khẳng định thông tin lan truyền trên mạng xã hội về trứng gà giả là bịa đặt và kiến nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng đưa tin sai sự thật.

Xôn xao thông tin sản xuất trứng gà giả ở Việt Nam, Hiệp hội Gia cầm lên tiếng

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa

Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng) sẽ tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng để sửa chữa đường băng và đường lăn với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng.

Sân bay Liên Khương dự kiến đóng cửa 6 tháng để sửa

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Sở Y tế TP.HCM cho hay, trong năm 2024, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 174 cơ sở bán buôn thuốc, 344 cơ sở bán lẻ thuốc, 40 cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ dược liệu và ban hành 151 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chống buôn lậu, hàng giả 18-5: TP.HCM chuyển công an hồ sơ nhiều cơ sở kinh doanh thuốc giả

Con gái bầu Đức không ‘xoay’ đủ tiền mua 4 triệu cổ phiếu

Bà Đoàn Hoàng Anh, con gái ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã không mua được bất kỳ số cổ phiếu nào trong số 4 triệu đơn vị đã đăng ký.

Con gái bầu Đức không ‘xoay’ đủ tiền mua 4 triệu cổ phiếu

Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng tổng mức đầu tư tới 2 tỉ USD

Quần thể Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ (Đà Nẵng) vừa được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư điều chỉnh với việc tăng tổng vốn đầu tư lên gần 52.000 tỉ đồng (tương đương 2 tỉ USD).

Quần thể Khu du lịch sinh thái và đô thị Bà Nà - Suối Mơ được tăng tổng mức đầu tư tới 2 tỉ USD
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar