17/11/2015 09:36 GMT+7

Sau khủng bố ở Paris, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường

PHƯƠNG THÙY (Từ Brussels)
PHƯƠNG THÙY (Từ Brussels)

TT - Bỉ cũng là một tâm điểm của cuộc điều tra liên quan cuộc khủng bố khủng khiếp tại Paris khi có những người Bỉ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc này. Người Việt ở đây đang nghĩ gì?

Người dân mua bán sáng 15-11 ở khu chợ thuộc quận Molenbeek, nơi cảnh sát đã bắt giữ những nghi can khủng bố tại Paris - Ảnh: Reuters

“Ở đâu cũng có mối nguy hiểm cả. Nếu mình cứ lo sợ thì sẽ không có cuộc sống bình an.

Chị Ngọc Diệp (người Việt sinh sống ở Bỉ 15 năm)

Cách Paris 320km về phía bắc, thủ đô Brussels vẫn nhộn nhịp như lệ thường với nhiều người ra ngoài mua sắm, ăn uống ở khu vực trung tâm vào cuối tuần. Chỉ có khác là cảnh sát và xe tuần xuất hiện dày đặc hơn ở các điểm công cộng, những con đường lớn, trạm chờ xe buýt, metro…

Theo điều tra gần đây, một số kẻ khủng bố ở Paris từng sống ở Brussels, nơi chúng mua súng và xe hơi chuẩn bị cho cuộc tấn công. Thế nhưng, có lẽ với tâm lý “nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất” nên nhiều người Việt Nam và người dân địa phương Bỉ cũng chẳng mảy may lo lắng.

“Nếu những kẻ khủng bố chọn Brussels là nơi trú ẩn thì có lẽ Brussels là nơi an toàn nhất châu Âu”, một sinh viên tên Tuấn bình luận trong nhóm mạng xã hội dành cho sinh viên Việt Nam tại Brussels.

Có lẽ cùng suy nghĩ đó, chị Ngọc Diệp, hiện sống ở Bỉ 15 năm, chủ nhật vừa rồi đã dắt các con đi sinh hoạt hội trại ở quận Molenbeek, nơi ba nghi phạm có liên quan đến cuộc khủng bố Paris vừa bị bắt.

Chị cho biết các con trai chị còn thích thú khi gặp nhiều cảnh sát trên tàu điện ngầm. Khi đến nơi, nhiều phụ huynh khác cũng dắt con đến chơi, mọi người đều rất vô tư, không lo lắng gì cả.

“Ở đâu cũng có mối nguy hiểm cả. Nếu mình cứ lo sợ thì sẽ không có cuộc sống bình an”, chị chia sẻ.

Tuy nhiên, chị vẫn bày tỏ lòng cảm thông với các nạn nhân bị nạn. “Ngày mai (16-11), tôi cùng các đồng nghiệp ở cơ quan sẽ dành vài phút tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Paris”, chị Diệp cho biết.

Còn Hoàng Thiện, du học sinh ngành kinh tế, cho biết anh và bạn bè cùng trường vẫn hẹn hò nhau đi chơi ở trung tâm Brussels dù đã biết về thông tin khủng bố.

Lo lắng nhất có lẽ là những người lớn tuổi như bố mẹ anh. Khi biết anh muốn mua vé về Việt Nam dịp tết, bố mẹ anh hỏi: “Con sẽ không bay từ Paris đấy chứ?”.

Anh cho rằng tâm lý mọi người thường lo lắng khi điều xấu xảy ra ở cự ly gần. “Ở Libăng cùng ngày cũng có vụ đánh bom làm khoảng 80 người thiệt mạng, thế nhưng báo đài châu Âu lại ít nhắc đến. Có lẽ vì Paris gần và là một biểu tượng của châu Âu nên mọi người bị ám ảnh bởi vụ khủng bố này nhiều hơn”, anh chia sẻ.

Khi được hỏi về mong mỏi với chính quyền để giảm khủng bố, Thiện cho biết: “Tôi hi vọng chính quyền các nước châu Âu sẽ thiết lập một cơ quan tình báo nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố. Tuy nhiên, bảo đảm an ninh sao cho không xâm nhập vào thông tin cá nhân như vụ Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) ở Mỹ vẫn còn là bài toán nan giải đối với các nhà chức trách”.

PHƯƠNG THÙY (Từ Brussels)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ

Sáng 19-5, kiều bào cùng thân nhân chung tay trồng 30 cây giáng hương tại Khu di tích Láng Le - Bàu Cò.

Kiều bào từ TP.HCM trồng cây, nhớ ơn Bác Hồ

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

Ông Lương Thanh Quảng - phó cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), đã trả lời phỏng vấn về công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Myanmar.

681 người Việt bị Myanmar trục xuất sẽ về nước theo cách nào?

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Gặp cộng đồng người Việt Nam tại Belarus, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con gắn kết với quê hương.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp cộng đồng người Việt tại Belarus

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ thiết lập đường dây nóng bảo hộ công dân với số điện thoại 91 7042035588 và tổng đài bảo hộ công dân 84 981848484.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân về tình hình an ninh

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 6-5, đánh giá sơ bộ vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan cho thấy nhiều khả năng đây là tai nạn do ngộ độc.

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar