07/05/2020 20:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sau dịch, doanh nghiệp cần hỗ trợ gì nhất?

MINH THÀNH
MINH THÀNH

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh giảm lãi suất và mở rộng tín dụng, doanh nghiệp cũng kỳ vọng nhiều hơn ở những hỗ trợ khác như gia hạn nộp thuế, cơ cấu nợ, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, không tăng chi phí điện, nước.

Sau dịch, doanh nghiệp cần hỗ trợ gì nhất? - Ảnh 1.

Bên cạnh giảm lãi suất, doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn ở những hỗ trợ khác như gia hạn nộp thuế, cơ cấu nợ, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Ưu tiên hỗ trợ thanh khoản

Trong chia sẻ gần đây về ứng xử của chính sách tiền tệ trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch.

"Rất nhiều khuyến nghị nói chúng ta phải giảm lãi suất. Đề xuất này không sai. Vấn đề là chúng ta đã nói đến chuyện giảm lãi suất cả mấy năm nay mà không làm được. Bây giờ muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước buộc phải dùng biện pháp hành chính và không phải là giải pháp bền vững. 

Hơn nữa, nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì thà để họ tiếp cận được tín dụng với lãi suất cao hơn. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ thanh khoản chứ không phải giảm mặt bằng lãi suất", ông Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh.

Quan điểm này được chia sẻ trong báo cáo về "Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến nền kinh tế và khuyến nghị chính sách" của nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân. Theo khảo sát thực tế từ nhóm nghiên cứu với các doanh nghiệp Việt Nam, các chính sách được doanh nghiệp đánh giá cao nhất và cần nhất ở thời điểm này không hẳn là về lãi suất và tín dụng, thay vào đó là hỗ trợ xử lý những trở ngại và chi phí mang tính lâu dài.

Cụ thể, khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, yêu cầu rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp được đánh giá là cần nhất, kế đến là không tăng chi phí điện, nước, tạm dừng đóng BHXH, kinh phí công đoàn. Trong khi giải pháp miễn, giảm lãi, phí ngân hàng đứng gần cuối nhóm. 

Ổn định và phát triển kinh doanh sau dịch bệnh mới là đích đến

Cùng với kết quả khảo sát trên, nhóm nghiên cứu cho rằng các chính sách giải cứu nên tập trung đầu tiên vào khả năng thanh khoản, tiếp đến là khả năng thanh toán (tồn tại hay phá sản) của các doanh nghiệp. 

Cùng với đó, khi các chính sách tiền tệ hay tài khóa truyền thống không đủ hỗ trợ khả năng thanh toán của doanh nghiệp thì cần có các can thiệp tài khóa trực tiếp từ Chính phủ như mua lại nợ, tăng sở hữu vốn nhà nước… ở một số lĩnh vực đặc biệt quan trọng.

Báo cáo cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước nên trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, thông qua đó trợ giúp thanh khoản cho hệ thống doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Báo cáo và khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế cho thấy, điều mà doanh nghiệp cần nhất trong bối cảnh rủi ro, là được ngân hàng tư vấn hỗ trợ những giải pháp tài chính toàn diện, tạo điều kiện cho họ kết nối mạng lưới chuỗi giá trị để từ đó phát triển kinh doanh và thành công hơn.

Phó Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp Techcombank Nguyễn Anh Tuấn cho rằng những lúc khó khăn, sự đồng hành gắn kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp càng cần thiết. Vì vậy, ngoài các gói hỗ trợ tín dụng, ngân hàng luôn tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiên các thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí. 

Cùng với đó, Techcombank chú trọng tư vấn các giải pháp tài chính phù hợp với từng phân khúc khách hàng, kết nối khách hàng với chuỗi giá trị để giúp khách hàng ổn định kinh doanh và phát triển.

Cho đến nay, chiến lược chọn lựa phân khúc khách hàng trọng tâm của Techcombank, trong đó tập trung vào những khách hàng lành mạnh về tài chính, hoạt động trong những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong nước gắn với định hướng ưu tiên phát triển của Chính phủ - đã cho thấy đây là hướng đi đúng.

 Theo đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương, các sản phẩm dịch vụ của Techcombank giúp doanh nghiệp quản lý tập trung và tối đa hóa hiệu quả dòng tiền, quản lý tài khoản nhanh chóng, chính xác, giải quyết được tính trạng thừa hoặc thiếu vốn cục bộ.

Theo ông Phùng Quang Hưng - Giám đốc Điều hành Techcombank, ngân hàng tập trung vào giải quyết những vấn đề khách hàng đang cần, đang gặp thách thức, khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh, dựa trên khả năng của khách hàng và phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng chứ không phải chỉ là các giải pháp ngắn hạn", ông chia sẻ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cuối tuần, giá vàng trong nước neo cao

Giá vàng thế giới đã kết thúc tuần giao dịch vào hôm nay, 17-5, ở mức 3.203,7 USD/ounce, giảm 37,8 USD/ounce so với phiên giao dịch trước.

Cuối tuần, giá vàng trong nước neo cao

Các ‘ông lớn’ Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp 5.100 tỉ tiền thuế

Đây là số tiền thuế mà các 'ông lớn' là nhà cung cấp nước ngoài nộp trực tiếp trong 4 tháng đầu năm nay, qua cổng thông tin điện tử của Cục Thuế.

Các ‘ông lớn’ Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp 5.100 tỉ tiền thuế

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

Lúc 20h30 hôm nay, 16-5, giá vàng thế giới đã bốc hơi đến 62,8 USD/ounce, quy đổi chỉ tương đương khoảng 100 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới lao dốc mạnh

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Phát triển kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được miễn thuế thu nhập 3 năm

Dự kiến sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Phát triển kinh tế tư nhân: Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể được miễn thuế thu nhập 3 năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar