27/06/2023 06:50 GMT+7

Sau dịch COVID-19, càng... 'lười yêu'?

HÀ THANH
và 1 tác giả khác

Rất nhiều ngày bạn có thể nằm dài từ sáng đến trưa, ngại thay bộ quần áo tươm tất để đi ra ngoài, bỏ qua mạng xã hội cũng như tin nhắn tán tỉnh của một ai đó… Đó có thể là những chỉ báo bạn đang 'lười yêu'.

Sau dịch COVID-19, càng... lười yêu? - Ảnh 1.

"Ngọn cỏ ven đường thôi mà, làm sao với được mây?". Thay vì bước vào cuộc tình, bạn trẻ chọn bình yên làm "ngọn cỏ ven đường" - Ảnh minh họa: HÀ THANH

Không ít bạn trẻ dù bị giục giã chuyện yêu đương vẫn chọn "lười yêu", sẵn sàng phớt lờ và "không thèm" nhập hội với nhóm bạn yêu đương mặn nồng.

Tình trạng này càng kéo dài sau dịch bệnh COVID-19, áp lực cuộc sống đè nặng khiến nhiều bạn trẻ bị "kẹt" trong vấn đề cảm xúc, tâm lý.

Bỏ ngoài tai lời giục giã, từ chối "kèo" hò hẹn

27 tuổi, Thủy (tên nhân vật đã thay đổi) chọn sống vô tư, yêu đời như trẻ thơ. Cô nàng được bạn bè gọi là điển hình của chứng "lười yêu".

Mặc cho gia đình giục giã chuyện đến nay chưa "mảnh tình vắt vai", mặc cho xung quanh bạn bè có đôi có lứa.

"Không phải sợ yêu, mà tôi không muốn mất thời gian cho những cuộc tình chóng vánh. Tôi muốn dành tình yêu cho người xứng đáng" - Thủy chia sẻ lý do đến nay vẫn chấp nhận mang tiếng "ế".

Cô nàng độc thân, xinh đẹp, có công việc ổn định có không ít "vệ tinh" vây quanh, nhưng cô đều từ chối hết, hoặc đôi lúc cũng chấp nhận đôi ba lời mời đi chơi, nhưng chẳng có lời hẹn hò nào đủ sức lay chuyển ý định của cô.

Sau dịch COVID-19, càng... lười yêu? - Ảnh 2.

Không để tâm đến chuyện yêu đương, người trẻ tự thưởng cho mình những chuyến du lịch một mình về với thiên nhiên - Ảnh minh họa: HÀ THANH

Không ít bạn trẻ hiện nay cũng chọn sống như Thủy. Họ không để tâm đến chuyện yêu đương, không mở rộng giao tiếp, chỉ tập trung phát triển bản thân trong môi trường của mình.

"Chúng tôi cảm thấy cũng ổn khi độc thân. Nhiều khi yêu đương vào lại không đủ tỉnh táo để xử trí công việc, ảnh hưởng đến cuộc sống" - Thủy nói.

Còn với phái mạnh, cũng không ít người đang lười chinh phục, lười chuyện "trâu đi tìm cọc". Cũng bởi cuộc sống xoay quanh công sở, văn phòng, áp lực việc làm, thu nhập sau đại dịch đủ đau đầu, nay bước vào một cuộc tình chắc chắn sẽ gây phiền toái, ảnh hưởng bao dự định. 

Tập trung xây dựng hình ảnh cá nhân? 

Chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An (TP.HCM) gọi "lười yêu" là một xu hướng, lối sống mà một số bạn trẻ đang theo đuổi.

Anh lý giải trong một xã hội vận động ngày càng nhanh, giá trị của một số bạn trẻ theo đuổi là sự thành công trong công việc, kiếm nhiều tiền hơn để hướng đến một cuộc sống thoải mái.

"Với người trẻ, cảm nhận hạnh phúc không nhất thiết đi liền với điều kiện đang trong một mối quan hệ, họ dần hướng đến việc tìm kiếm những niềm hạnh phúc riêng, với chính bản thân mình.

Sự quan tâm ngày càng nhiều về lĩnh vực tâm lý, người trẻ dần hiểu rằng không thể mong cầu một mối quan hệ nhằm giải quyết các vấn đề cá nhân, mà chính họ nên trở thành phiên bản tốt nhất trước khi quyết định đồng hành, nghiêm túc với một ai đó" - anh nói.

Cùng đó, không ít câu chuyện ít sự kiểm chứng trên mạng xã hội nhưng đạt lượng tương tác khủng với các tình tiết giật gân như: ngoại tình, bạo hành, tính toán,... khiến góc nhìn về tình yêu không còn màu hồng trong mắt nhiều người.

Theo anh, nhu cầu yêu và được yêu là một trong những nhu cầu cơ bản của đại đa số mọi người. Sẽ không có gì đáng phải bàn nếu bạn thật sự hiểu và tận hưởng cuộc sống độc thân. Tuy nhiên, đủ tỉnh táo phân tách điều mình cần và việc bị động trong dòng xoáy của xã hội là điều không dễ dàng.

Độc thân nhưng có bất an? 

Nếu một người độc thân nhưng liên tục cảm thấy bất an, cô đơn, lo lắng, so sánh cuộc sống của mình với những cặp đôi…, rất có thể tình trạng độc thân ấy không tương thích với nhu cầu thật sự của bạn.

Theo đó, những dấu hiệu cần cân nhắc như: có cái nhìn tiêu cực, cực đoan với tình yêu, cảm thấy mất niềm tin vào một giới nào đó, dè bỉu, chê bai, khó chịu khi thấy người khác hạnh phúc với mối quan hệ của họ sẽ là những chỉ báo giúp bạn hiểu thêm về những tổn thương chưa thể giải quyết.

Không trong một mối quan hệ gắn bó nghiêm túc, người trẻ có nhiều thời gian và tâm sức hơn để đầu tư phát triển các giá trị khác của bản thân như gia đình, bạn bè, công việc, học tập.

Tuy nhiên, anh An đưa ra lời khuyên vẫn nên đầu tư xây dựng một mối quan hệ nơi bạn có thể thoải mái chia sẻ, trút bầu tâm sự và tin tưởng họ.

"Mối quan hệ ấy có thể là một người bạn thân, một nhóm bạn, hoặc một thành viên cùng tiếng nói trong gia đình. Điều này phần nào giúp bạn không cảm thấy thiếu thốn sự yêu thương, kể cả khi bạn đang tạm thời chọn "nói không với tình yêu" - anh chia sẻ.

Bạn trẻ ở một số nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc... nhiều năm nay đã đối diện với áp lực khốc liệt từ cuộc sống, sự thăng tiến nghề nghiệp... dẫn đến việc nhiều người cũng thích chọn "một mình một bóng".

Một vài lần 'trái ngang' nên hết muốn yêu đương?!

Không ít bạn trẻ 'lười yêu', từ chối bước vào cánh cửa yêu đương sau nhiều lần đổ vỡ. Có người lại chui vào 'vỏ ốc an toàn' khi chứng kiến xung quanh đầy rẫy câu chuyện tình trái ngang.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

UBND thành phố Huế phát động chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước cho người dân, học sinh và trẻ em trên địa bàn.

Huế tặng 2.000 áo phao để phòng chống đuối nước cho học sinh và người dân

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Câu chuyện của một phụ nữ ở Thâm Quyến (Trung Quốc) bị từ chối hồ sơ xin việc vì ngoại hình đang dấy lên tranh cãi, buộc cơ quan chức năng sở tại vào cuộc kiểm tra công ty liên quan.

Bị từ chối ứng tuyển vì quá xấu, có kiện được không?

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Cuộc sống vội vã, cô bé sinh ra đã không biết mặt cha vẫn ngày ngày lặng lẽ ấp ủ một ước mơ bình dị là được tiếp tục đi học, sẽ được vào giảng đường đại học để có thể viết lại trang mới của đời mình, tạo lập cho tương lai của mình và mẹ tốt đẹp hơn.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Gieo hy vọng ước mơ sẽ đâm chồi

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Trở thành phiên dịch tại cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp quốc tế (Miss Charm) từ năm 2 đại học, Phạm Thị Kiều Oanh (22 tuổi) đã không ngừng nỗ lực trau dồi ngoại ngữ, chia sẻ tri thức với trẻ em vùng cao qua những lớp học tiếng Anh.

Từ tự ti tiếng Anh đến phiên dịch cuộc thi sắc đẹp quốc tế

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Sau buổi gặp gỡ và ghi lại những điều ước của các bệnh nhi ung thư hôm 21 và 22-5, nhiều tình nguyện viên chương trình “Ước mơ của Thúy” xúc động chia sẻ mong muốn được trở lại, tự tay trao món quà cho các em.

Sinh viên tình nguyện mong tận tay trao quà cho bệnh nhi ung thư

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn

Ngày 23-5, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tổ chức Ngày hội việc làm VYA năm 2025 với sự tham gia của 20 cơ quan, doanh nghiệp và trên 5.000 sinh viên.

Doanh nghiệp mong sinh viên 'chủ động' khi phỏng vấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar