21/12/2016 19:17 GMT+7

Sạt lở Đá Hang: “Nếu được cảnh báo, chúng tôi đã không ở lại”

TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

TTO - Liên quan đến vụ sạt lở núi Đá Hang ở thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa), lãnh đạo xã nói đã động viên người dân di dời. Nhưng người dân khẳng định chưa từng nghe xã cảnh báo.

Một chiếc đồng hồ sót lại hiện trường và dừng ở 2g - Ảnh: TRUNG TÂN

Theo người dân, nếu được yêu cầu di dời, họ đã không ở lại để gặp nguy hiểm.

Ông Nguyễn Văn Thắm (46 tuổi, nhà sát chân núi Đá Hang) khẳng định ông chưa từng được lãnh đạo thôn, xã cảnh báo về nguy cơ sạt lở núi, phải di dời. “Lúc nghe đất đá sạt lở, chúng tôi ôm nhau chạy, toàn bộ nhà cửa, tài sản bị vùi lấp. Ai nói đã cảnh báo đây là khu vực nguy hiểm, phải sơ tán thì cứ đến gặp tôi” - ông Thắm bức xúc.

Tương tự, ông Hoàng Ngọc Phương (38 tuổi, bị sập toàn toàn nhà cửa, trại nuôi heo) nói: “Nếu xã đến yêu cầu, chuẩn bị chỗ ở thì chúng tôi đã không ở lại để gặp nguy hiểm” - ông Phương nói. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hưởng, chủ tịch UBND xã Phước Đồng, cho biết ngày 19-12, trưởng thôn Phước Lộc có lên xã báo có sạt lở đất đá gần khu dân cư.

“Tôi chỉ đạo cho cán bộ địa chính xuống cắm thêm một bảng cảnh báo sạt lở ngay chân núi. Tôi cũng yêu cầu trưởng thôn vận động người dân sơ tán để đảm bảo an toàn nhưng họ không chấp nhận. Ngay cả khi vụ sạt lở đã xảy ra cũng không có gia đình nào đến điểm sơ tán để ở” - ông Hưởng nói.

Theo ông Hưởng, khu vực núi Đá Hang là một trong ba điểm được cảnh báo nguy cơ sạt lở trên địa bàn xã, được đưa vào kế hoạch phòng chống lụt bão. Tuy nhiên, một lãnh đạo UBND TP Nha Trang - cho biết chưa hề nhận được thông tin về việc xã đưa khu vực núi ở thôn Phước Lộc vào kế hoạch phòng chống lụt bão năm nay.

“Nếu biết khu vực này có nguy cơ sạt lở, ngay cả người dân không di dời, thành phố cũng cưỡng chế” - vị này nói.

Về việc này, ông Hưởng nói đó là báo cáo chung, cán bộ xã đang giữ văn bản nên ông sẽ kiểm tra lại.

Ông Hưởng thừa nhận nếu chiếu theo Công điện phòng chống lụt bão của Chính phủ thì “xã có trách nhiệm một phần là chưa kiên quyết trong việc di dời, cưỡng chế các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm ra ngoài”.

“Năm nay là lần đầu tiên quá kinh khủng, ngoài sức tưởng tượng của lãnh đạo xã. Đây là bài học xương máu của lãnh đạo xã, phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm không chỉ ở thôn Phước Lộc mà còn nhiều nơi khác trong xã” - ông Hưởng giãi bày.

Theo ông Hưởng, khu vực 11 nhà dân bị sập được quy hoạch làm khu dân cư. “Việc quy hoạch là do cấp trên thực hiện, xã chỉ thừa hành” - ông Hưởng thông tin.

Về thông tin nguyên nhân gây sạt lở núi là do tình trạng khai thác đá chẻ và múc đất trái phép dưới chân núi để làm công trình ông Hưởng cho biết năm 2012 trở về trước thì có nhưng nay đã cấm. “Việc các cá nhân, doanh nghiệp có lén lút khai thác đất đá hay không thì xã không nắm”, ông Hưởng nói.

Ông Đào Công Thiên - phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - cũng cho rằng nguyên nhân sạt lở một phần là do nạn khai thác đất làm công trình và chẻ đá khiến núi bị hổng chân.

“Khu vực này xã nói đã cảnh báo, tuy nhiên có thể do không lường hết hậu quá sạt lở sẽ đến chỗ này (khu dân cư cách chân núi khoảng 200m) nên chưa quyết liệt di dời”, ông Thiên nói.

Về việc khai thác đất để xây dựng các công trình, làm mặt bằng ở nhiều chân núi tại TP Nha Trang, ông Thiên cho rằng trong quá trình phát triển đô thị là điều không thể tránh khỏi. 

Đề nghị cấp đất tái định cư cho dân

Về phương án khắc phục, ông Hưởng nói xã đang đề nghị thành phố hỗ trợ dân theo hai hướng là hỗ trợ một lô đất tái định cư hoặc hỗ trợ tiền thuế sử dụng đất để người dân sớm ổn định cuộc sống. Còn ông Thiên nói thêm, săp tới tỉnh sẽ cho san gạt khu vực này, tạo bậc thang trên triển núi để tránh những vụ sạt lở tiếp theo.

“Tới đây tỉnh cũng sẽ nghiên cứu trồng cây xanh, xây dựng một công viên để tránh tình trạng người dân tái lấn chiếm đất làm nhà trên vùng đất sạt lở” - ông Thiên thông tin.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 1g30 ngày 20-12 khiến bốn người chết, ba người bị thương hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện, 11 căn nhà bị sập, trong đó sáu căn sập hoàn toàn.

UBND xã Phước Đồng đã sơ tán toàn bộ tài sản của người dân đến UBND, Trung tâm văn hóa thể thao xã.  Xã cũng đã cử bốn tổ làm công tác để tiếp nhận cứu trợ, sơ tán, thống kê, bảo vệ tài sản người dân được tập kết về xã….

Hiện trường vụ sạt núi ở thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng - Ảnh: TRUNG TÂN
TRUNG TÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Vụ đuối nước thương tâm khiến một người chết khi tắm biển ở Quảng Ngãi. Lần này tại bãi biển An Sen, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn.

Lại đuối nước khi tắm biển Quảng Ngãi, một người chết

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Từ kỳ nghỉ lễ 30-4 đến nửa đầu tháng 5, “mắt thần” trên quốc lộ 1 ở tỉnh Bình Thuận ghi nhận hàng trăm xe chạy quá tốc độ.

Sau lễ 30-4, 'mắt thần' quốc lộ 1 ở Bình Thuận phát hiện hàng trăm xe quá tốc độ

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar