24/03/2025 08:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sáp nhập tỉnh thành cần tránh 'tỉnh anh, tỉnh tôi, quyền anh, quyền tôi'

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng khi sáp nhập tỉnh thành cần tránh tư tưởng 'tỉnh anh, tỉnh tôi, quyền anh, quyền tôi' và phải phát huy, giữ vững tinh thần đoàn kết vì sự phát triển chung.

Sáp nhập tỉnh thành cần tránh 'tỉnh anh, tỉnh tôi, quyền anh, quyền tôi' - Ảnh 1.

Năm 1997, tỉnh Quảng Nam được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Trong ảnh: một góc Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam - Ảnh: T.T.D.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Túc, ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho rằng vấn đề giữ đoàn kết, thống nhất trong sáp nhập tỉnh thành là rất quan trọng.

Sự phát triển sẽ không còn là cuộc đua của từng địa phương, mà trở thành một hành trình chung, nơi tất cả đều có thể hưởng lợi từ sự đoàn kết và bổ trợ lẫn nhau.

Đại biểu Bùi Hoài Sơn (đại biểu chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội)

Không vì "tỉnh anh, tỉnh tôi"

Ông Túc nhắc lại việc những năm của thập niên 1990 đã từng được cử đi dự nhiều cuộc chia tách tỉnh ở miền Bắc, miền Trung.

Thời điểm đó, các cán bộ địa phương đều rất vui vẻ. Bởi trước đó, khi sáp nhập vào thì 2 - 3 bộ máy chính quyền địa phương còn 1 bộ máy hay 2 - 3 giám đốc sở chỉ còn 1 giám đốc sở. Còn khi tách ra như vậy, lại mỗi nơi có 1 bộ máy, 1 giám đốc sở lại thành 2 - 3 giám đốc sở.

Đến thời điểm hiện nay, ông Túc nhấn mạnh với định hướng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đưa ra, dự kiến các tỉnh sẽ lại sáp nhập với nhau.

Như vậy bộ máy sẽ được tinh gọn lại, giảm đi, từ 2 - 3 ban thường vụ sẽ về 1 ban thường vụ, 2 - 3 giám đốc sở sẽ thành 1 giám đốc sở. Khi đó chắc chắn sẽ có những tâm lý, tâm tư nhất định trong cán bộ.

Để giữ đoàn kết trong sáp nhập tỉnh, theo ông Túc, có một số nội dung cần chú ý. Trong đó sáp nhập tỉnh thành, tinh gọn bộ máy phải đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Với việc sáp nhập tỉnh lần này phải làm sao để mặt lợi, mặt ưu việt của việc tinh gọn bộ máy mang lại hiệu quả, hiệu lực thực sự cho dân...

Phải tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là người đứng đầu ý thức rõ ý nghĩa rất lớn của việc sáp nhập này.

Ông dẫn lại ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà từng nhấn mạnh quan điểm cốt lõi khi thực hiện việc sắp xếp bộ máy không chỉ đơn thuần là tinh gọn các đầu mối mà phải hướng tới mục tiêu lớn hơn là mở rộng không gian phát triển, tạo nền tảng, sức bật cho đất nước trong kỷ nguyên mới, đồng thời đảm bảo tính ổn định lâu dài của hệ thống, tổ chức.

Đây không phải là một sự thay đổi ngắn hạn vài chục năm, mà phải có tầm nhìn chiến lược trăm năm, thậm chí vài trăm năm.

"Trong chỉ đạo của Trung ương, tôi đề nghị cần lựa chọn người đứng đầu tỉnh thành, kể cả cấp xã sau khi sáp nhập phải có bản lĩnh chính trị, vững vàng, năng lực nổi bật, đổi mới... Đồng thời có đạo đức trong sáng, không vì "tỉnh anh, tỉnh tôi".

Cùng với người đứng đầu, đội ngũ cán bộ của tỉnh mới cũng phải được chọn là tiêu biểu cho sự đoàn kết nhất trí của tỉnh mới thành lập, tránh tình trạng "quân anh, quân tôi", mà tất cả phải vì nước, vì dân. Khi chọn được đúng cán bộ sẽ tạo được sự đồng thuận, đồng tâm, nhất trí, đoàn kết trong tỉnh mới để phát triển", ông Túc nói.

Sáp nhập tỉnh thành cần tránh 'tỉnh anh, tỉnh tôi, quyền anh, quyền tôi' - Ảnh 3.

Công bằng trong mọi quyết sách

Đại biểu Bùi Hoài Sơn (đại biểu chuyên trách Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội) nhấn mạnh sáp nhập tỉnh không chỉ là một bài toán hành chính, mà còn là câu chuyện về con người, về tâm tư, tình cảm và những giá trị đã ăn sâu vào từng vùng đất.

Ông cho rằng khi hai tỉnh hợp nhất, sẽ khó tránh khỏi những so sánh, những lo lắng về quyền lợi, về sự khác biệt trong mức độ phát triển, thậm chí cả những tâm lý "tỉnh anh, tỉnh tôi" hay "quyền anh, quyền tôi".

Nhưng nếu chỉ nhìn sáp nhập như một cuộc đấu tranh hơn - thua, giàu - nghèo thì đã vô tình đặt ra những rào cản vô hình ngăn cản sự phát triển chung.

"Điều quan trọng nhất là thay đổi tư duy, xem sáp nhập không phải là sự mất mát, mà là cơ hội để cùng nhau lớn mạnh hơn.

Một tỉnh giàu có thể có lợi thế về kinh tế, nhưng tỉnh nghèo lại có những tiềm năng riêng, những giá trị văn hóa, tài nguyên chưa được khai thác hết. Nên biết kết hợp tận dụng thế mạnh của nhau", đại biểu Sơn nói.

Nhưng theo ông Sơn, đoàn kết không thể chỉ là khẩu hiệu. Điều quan trọng là sự minh bạch, công bằng trong mọi quyết sách. Khi sáp nhập, "ghế sẽ ít đi" nhưng trách nhiệm lại nhiều hơn.

Nếu việc bố trí nhân sự chỉ dựa trên yếu tố địa phương, ai cũng muốn giữ vị trí của mình mà không đặt lợi ích chung lên hàng đầu thì mâu thuẫn là điều khó tránh.

Vì thế, cần có một cơ chế rõ ràng, khách quan, dựa trên năng lực và sự đóng góp thực sự, thay vì xuất phát từ tư duy "chia phần". Khi người dân thấy được sự công tâm trong cách tổ chức bộ máy, họ sẽ cảm nhận được ý nghĩa của sự sáp nhập này, thay vì lo lắng về những mất mát cá nhân.

"Quan trọng hơn cả là sự đồng lòng từ chính những người lãnh đạo. Nếu người đứng đầu không chỉ nói về đoàn kết, mà thực sự hành động vì một mục tiêu chung, dám gạt bỏ lợi ích cục bộ để hướng đến lợi ích lâu dài thì tinh thần hợp nhất sẽ lan tỏa. Ngược lại, nếu lãnh đạo vẫn còn giữ tâm lý địa phương, sự chia rẽ sẽ không thể xóa bỏ", ông Sơn nêu rõ.

Đại biểu NGUYỄN THỊ VIỆT NGA (phó Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương):

Bỏ suy nghĩ cá nhân hướng đến phát triển chung

Thực tế có những băn khoăn, tâm lý như khi sáp nhập tỉnh, liệu tỉnh nhỏ với tỉnh lớn hơn, tỉnh phát triển với tỉnh kém phát triển hơn… thì vấn đề đầu tư, bố trí cán bộ sẽ thực hiện thế nào, rồi nhiều yếu tố khác…

Nhưng mục đích của việc sáp nhập là để tạo ra không gian phát triển lớn hơn, tạo cơ hội lớn hơn cho sự phát triển của địa phương, đất nước. Vậy nên mỗi cán bộ, đảng viên hay người dân cần phải có suy nghĩ rộng hơn.

Không nên suy nghĩ một cách cá nhân hay theo kiểu anh giàu hơn tôi, tôi là gánh nặng cho anh mà phải hướng đến mục tiêu phát triển chung.

Sáp nhập nhằm tạo ra sự phát triển đồng đều, phát huy được tối đa năng lực của từng địa phương. Vì thế khi sáp nhập sẽ không có chuyện tỉnh này phát triển hơn, tỉnh kia thì kém đi mà sẽ có sự phát triển đồng đều, tối đa.

Bộ Nội vụ: Tỉnh, thành tạm ngừng trình đề án sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ

Bộ Nội vụ đề nghị các tỉnh, thành tạm dừng trình đề án sáp nhập, thành lập đơn vị cấp huyện, xã theo nghị quyết năm 2016, 2022, 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Chiều 11-5, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng cứu hộ, cứu nạn Công an tỉnh Bình Dương đã tìm thấy ông Võ Văn P. (36 tuổi, quê Long An), tài xế lái máy múc bị nước cuốn trôi sau cơn mưa lớn.

Tìm thấy thi thể tài xế lái máy múc bị nước cuốn mất tích ở Bình Dương

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

Sau các vụ sụt đường ở Tây Ninh, máy bay trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất…, bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành công điện đề nghị tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên lĩnh vực.

Máy bay trượt khỏi đường băng, sụt lún đường, tràn dầu... Bộ Xây dựng yêu cầu bảo đảm an toàn

12 dự án trọng điểm chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng

Ngày 11-5, TP Hải Phòng tổ chức các sự kiện, chương trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng.

12 dự án trọng điểm chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng

4 nghi phạm chém người trước siêu thị ở Đà Lạt bị Công an Quảng Ngãi bắt

Công an tỉnh Quảng Ngãi bắt giữ 4 thanh niên chém người ở Đà Lạt khi đang lẩn trốn trên một chuyến xe khách.

4 nghi phạm chém người trước siêu thị ở Đà Lạt bị Công an Quảng Ngãi bắt

26 địa phương còn nhà tạm, dột nát, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành trước 31-10

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31-10, sớm hơn 2 tháng so với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

26 địa phương còn nhà tạm, dột nát, Thủ tướng yêu cầu hoàn thành trước 31-10
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar