26/02/2025 07:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sáp nhập tỉnh gắn liên kết vùng, địa phương nào cần tăng quy mô?

Với lợi thế của 6 vùng kinh tế - xã hội, việc sáp nhập các tỉnh thành gắn với liên kết vùng được kỳ vọng sẽ phát huy lợi thế huy động các nguồn lực, tạo ra không gian phát triển mới.

Sáp nhập tỉnh gắn liên kết vùng, địa phương nào cần tăng quy mô? - Ảnh 1.

Quốc lộ 13 đang được Bình Dương mở rộng lên 8 làn xe để kết nối với TP.HCM, ngoài ra sẽ tiếp tục làm thêm các tuyến cao tốc kết nối khu vực Đông Nam Bộ - Ảnh: BÁ SƠN

Hiến kế cho phương án sáp nhập các tỉnh gửi tới Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Bùi Tất Thắng - nguyên viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng ngoài các tiêu chí liên quan tới quy mô dân số, diện tích tự nhiên, việc sáp nhập tỉnh thành cần tính thêm yếu tố vùng miền, đặc biệt gắn với 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước.

Mở rộng quy mô tỉnh để đáp ứng yêu cầu mới

"Với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi các tỉnh cần quy mô nhất định mới vận hành hiệu quả. 

Vì vậy, việc phát huy khía cạnh liên kết vùng sẽ tốt hơn nếu phát huy được tính đồng dạng về địa hình, địa thế, trình độ phát triển, văn hóa, khí hậu và thổ nhưỡng gắn nông nghiệp, xu hướng phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ… nhằm giải quyết những nút thắt một tỉnh không làm được” - PGS Thắng nhấn mạnh.

Hiện Việt Nam đang có 6 vùng kinh tế. Thống kê cho thấy hai vùng kinh tế có quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ với khoảng gần 7 triệu tỉ đồng. 

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có quy mô GRDP là hơn 3 triệu tỉ đồng, trong khi hai vùng có quy mô GRDP thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với gần 1 triệu tỉ đồng và Tây Nguyên là 484.580 tỉ đồng.

Trong đó, Đông Nam Bộ mặc dù chỉ có 6 tỉnh thành, chiếm khoảng 9% diện tích, 18% dân số nhưng lại đóng góp 1/3 GDP và 44% thu ngân sách khi là trung tâm kinh tế lớn nhất nước.

Kế hoạch triển khai quy hoạch vùng nhấn mạnh đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại. Bao gồm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại, khu công nghệ thông tin tại TP.HCM và các tỉnh lân cận; 

Mở rộng hệ thống logistics quốc gia gắn với các cảng, sân bay, hành lang kinh tế tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hình thành vành đai công nghiệp - đô thị - dịch vụ - logistics dọc theo vành đai 3, 4 và các cao tốc. Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - TP.HCM - Cái Mép - Thị Vải. Vùng cũng có các tiểu vùng trung tâm là các đô thị, tiểu vùng ven biển và tiểu vùng phía Bắc. 

Đồng bằng sông Hồng có 11 tỉnh thành với mức tăng trưởng năm 2024 là 7,8%, có tổng thu ngân sách chiếm 43,4% cả nước. Theo quy hoạch được phê duyệt, vùng chia thành hai tiểu vùng (phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc; phía Nam gồm Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình).

Cùng đó là vùng động lực quốc gia (bao gồm Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh), 4 cực tăng trưởng (gồm thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng).

Sáp nhập tỉnh gắn liên kết vùng, địa phương nào cần tăng quy mô? - Ảnh 2.

Phát huy lợi thế nội vùng, kết nối vùng để tổ chức lại đơn vị hành chính

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức tăng GRDP năm 2024 là 7,31%. Vùng sẽ tập trung phát triển 8 trung tâm đầu mối về nông nghiệp. Bao gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở TP Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistic ở Hậu Giang để Cần Thơ là trung tâm logistics của vùng. 

Hai trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng sinh thái nước ngọt (thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo); ba trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với thủy sản và hai trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với trái cây, rau màu.

Cùng đó là việc xây dựng hệ thống đô thị, nông thôn với hạ tầng đồng bộ tại TP Cần Thơ và trung tâm chuyên ngành tại các đô thị: Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Rạch Giá, Cà Mau, Sóc Trăng.

Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 14 tỉnh thành, với quy mô kinh tế nhỏ lẻ song năm 2024 đạt tăng trưởng cao nhất cả nước với 9,11%. Quy hoạch vùng cũng chia thành 3 tiểu vùng và 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu động lực.

Bao gồm: Tiểu vùng Tây Bắc có 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên; Tiểu vùng trung tâm có 6 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu; Tiểu vùng Đông Bắc có 5 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn và Cao Bằng.

Các hành lang kinh tế gồm: Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với thủ đô Hà Nội; Hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội gắn với tiểu vùng Tây Bắc, kết nối với Lào và các nước ASEAN. 

Hành lang kinh tế Hà Giang - Tuyên Quang - Phú Thọ - Hà Nội kết nối tiểu vùng trung tâm với thủ đô Hà Nội, vùng Tây Nam Trung Quốc; Hành lang kinh tế Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội kết nối tiểu vùng Đông Bắc với thủ đô Hà Nội, vùng Đông Nam Trung Quốc…

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố ven biển, đạt mức tăng trưởng GRDP 7,6% năm 2024. Vùng gồm các tiểu vùng như Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị). 

Các khu vực ven biển thuộc Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi trở thành vùng động lực miền Trung. Vùng Nam Trung Bộ (Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận).

Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh, năm 2024 đạt tốc độ phát triển GRDP thấp nhất cả nước với 4,6%, nên trong quy hoạch sẽ tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng, kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế rừng, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, khu thương mại dịch vụ...

Vùng cũng phát triển hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên - Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ. Bao gồm theo tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước - Bình Dương) và đường Hồ Chí Minh.

Hành lang kinh tế Đông - Tây (hành lang kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn); Hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa; Hành lang Dầu Giây - Liên Khương - Nha Trang; Hành lang Bu Prăng - Gia Nghĩa - Bảo Lộc - Bình Thuận - Ninh Thuận.

Theo PGS Thắng, trong bối cảnh tình hình mới khi đất nước đã có sự phát triển nhất định về điều kiện hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế chính sách, đòi hỏi phát triển vượt bậc hai con số, thì việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp tỉnh được đánh giá là “cần thiết” và “đúng lúc”.

Vì thế, ông gợi ý khi tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần lưu ý không chỉ tiêu chí dân số và diện tích tự nhiên, mà cần kết hợp và phát huy tính liên kết vùng trên cả nước trên cơ sở tổ chức lại các không gian của vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế...

Sáp nhập tỉnh thành: 6 thành phố trực thuộc trung ương có cần mở rộng?

Trong số 63 tỉnh thành, có 6 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Huế. Đây đều là những địa phương có diện tích nhỏ song quy mô dân số lớn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Loại hỏa pháo được bắn từ súng thần công ở Kỳ đài Huế hôm 3-5 được mua từ năm 2023 và hết hạn sử dụng từ lâu, dẫn đến sự cố trên.

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar