06/08/2016 09:22 GMT+7

Đào móng nhà mình, coi chừng nứt, sập nhà bên

D.NGỌC HÀ
D.NGỌC HÀ

TTO - Các chuyên gia về chất lượng xây dựng khuyên người dân nên chọn phương pháp thi công phù hợp để bảo đảm an toàn cho nhà bên cạnh.

Hiện trường vụ sụp lún đường cạnh chung cư 189A Cống Quỳnh (TP.HCM) do đào đất xây móng công trình lấn sát chung cư này - Ảnh: TIẾN LONG

Điểm lại các vụ công trình xây dựng làm sụt lún nhà liền kề gần đây, ông Phan Ngọc Diêu - nguyên trưởng phòng quản lý chất lượng công trình xây dựng, Sở Xây dựng TP.HCM - nhận định phần lớn là do phương pháp thi công chưa phù hợp, đơn vị thi công không khảo sát kỹ, không có biện pháp thi công thích hợp, không lên phương án thi công an toàn...

Do thiếu giám sát

“Nếu như căn nhà ở Hà Nội (nhà 41 phố Cửa Bắc, Q.Ba Đình - PV) không đào móng mà khoan cọc nhồi loại nhỏ thì sẽ không gây ảnh hưởng đến nhà lân cận (nhà 43 phố Cửa Bắc - PV)” - ông Diêu nhận định.

Ông Diêu phân tích: nhà bên cạnh có móng sâu 1m, công trình xây dựng đào hố sâu 2m thì đất dưới chân móng nhà bên cạnh chảy sang hố đang đào, làm hổng chân móng, gây sụt móng, sập nhà.

Ở đây không phải do địa chất mà do phương pháp thi công, đơn vị thi công đã không khảo sát các công trình lân cận và khi thi công cũng không có người giám sát, quan trắc thường xuyên nên để sự cố xảy ra.

Theo ông Diêu, đơn vị thi công muốn đào hố sâu hơn móng nhà bên cạnh thì phải sử dụng cừ larsen, tường vây, cọc ximăng ép... làm tường chắn xung quanh rồi mới đào. Trong quá trình đào móng phải có người có chuyên môn quan sát chặt chẽ, có thiết bị quan trắc thường xuyên để khi có hiện tượng bất thường xảy ra là phải xử lý ngay.

Thực tế có nhiều trường hợp đơn vị thi công bỏ mặc cho thợ thi công, không có người giám sát nên khi có sự cố xảy ra đã không kịp thời cảnh báo hoặc xử lý, chống đỡ.

Ông Diêu lưu ý chủ nhà nếu thấy công trình của nhà hàng xóm đào hố sâu hơn móng nhà mình và thấy nhà bị rung lắc, nứt tường hoặc có cảm giác nhà bị nghiêng thì phải báo cơ quan chức năng liền. “Hiện nay khoa học xây dựng đã tiến bộ, có biện pháp thi công khá an toàn có thể áp dụng cho những công trình xây chen, xây nhà trong khu nhà liên kế.

Biện pháp khoan cọc nhồi hiện nay rất phổ biến trên địa bàn TP.HCM. Những khu vực nền đất yếu như khu Nam, Nhà Bè vẫn sử dụng cách khoan cọc nhồi để xây dựng những công trình lớn. Có điều biện pháp này có chi phí cao hơn các biện pháp khác” - ông Diêu tư vấn.

Các chuyên gia nhận định đối với nhà riêng lẻ, người xây nhà vì muốn tiết kiệm chi phí nên sử dụng phương pháp đào móng hở hoặc ép cọc. Trong khi đó, phương pháp đào móng hở dễ bị chảy cát, nước từ công trình lân cận làm hổng chân đất dẫn đến sự cố nếu không có tường vây cho hố đào hoặc tường vây không an toàn.

Còn phương pháp ép cọc cũng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến móng, nứt tường nhà bên cạnh bởi cọc được ép xuống sẽ làm thay đổi phần đất xung quanh chỗ cọc.

Phải bảo đảm an toàn cho công trình lân cận

Một đội trưởng đội thanh tra địa bàn Sở Xây dựng TP.HCM lưu ý chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng làm lún, nứt, hư hỏng có nguy cơ sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận sẽ bị xử phạt theo quy định.

Trường hợp cấp bách, chủ nhà bị thiệt hại hãy báo ngay đến đường dây nóng của UBND phường hoặc các đội thanh tra địa bàn. Còn bình thường, chủ nhà bị thiệt hại có thể làm đơn yêu cầu xem xét, cơ quan chức năng sẽ khảo sát, tùy mức độ ảnh hưởng sẽ xử lý...

Theo vị đội trưởng nói trên, chủ đầu tư và nhà thầu phải chịu trách nhiệm về phương án thi công an toàn. Hiện nay nhiều công trình xây dựng trong khu dân cư có mua bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ khảo sát những nhà lân cận trước khi thi công và sẽ bồi thường nếu việc thi công gây lún, nứt, thiệt hại.

Có trường hợp đơn vị thi công một công trình lớn ở một quận trung tâm TP mua bảo hiểm cho khoảng 10 căn nhà xung quanh...

Ông Nguyễn Văn Hiệp, nguyên phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết hiện nay Bộ Xây dựng có quy định phải khảo sát móng các nhà lân cận trước khi thi công, tuy nhiên bước này thường bị bỏ qua.

“Trước khi thi công móng cho công trình, đơn vị thiết kế, tư vấn và nhà thầu thi công bắt buộc phải khảo sát hiện trạng các nhà lân cận. Tùy thuộc vào kết cấu xây dựng, khoảng cách công trình, địa chất đất tốt hay xấu... để đưa ra giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn” - ông Hiệp khuyên.

Vừa bị phạt vừa phải bồi thường

Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng gây lún, nứt, hư hỏng công trình lân cận sẽ bị xử phạt theo quy định, đồng thời bị ngừng thi công xây dựng để bồi thường thiệt hại.

Nếu bên vi phạm và bên bị thiệt hại không tự thỏa thuận được, và một bên có đơn yêu cầu thì chủ tịch UBND cấp xã chủ trì việc thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại.

Nếu sau hai lần thỏa thuận mà bên bị thiệt hại đều vắng mặt không lý do thì bên vi phạm được tiếp tục thi công công trình sau khi chuyển khoản tiền tương đương mức thiệt hại gây ra vào tài khoản bảo lãnh tại ngân hàng.

Trường hợp thỏa thuận lần hai không thành, hai bên thống nhất mời một tổ chức độc lập, có tư cách pháp nhân để xác định mức độ thiệt hại làm cơ sở bồi thường. Trường hợp bên bị thiệt hại không thống nhất với mức bồi thường thì có quyền khởi kiện tại tòa án.

Nếu công trình xây dựng có nguy cơ sụp đổ hoặc gây sụp đổ công trình lân cận thì chủ đầu tư phải hỗ trợ tiền di chuyển và thuê chỗ ở tạm thời cho bên bị thiệt hại trong thời gian giải quyết.

(Theo thông tư 02 năm 2014 của Bộ Xây dựng)

D.NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Nhiều trường công lập ở Quảng Bình phản ứng vì bị tính thuế giá trị gia tăng đến 2 lần cho mỗi bữa ăn bán trú của học sinh. Cơ quan thế cũng đã lên tiếng.

Một bữa ăn bán trú phải đóng thuế 2 lần?

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

TP.HCM đang tính toán tổ chức thêm luồng giao thông kết nối trực tiếp vào nhà ga T3, giải quyết kẹt xe khu vực Cộng Hòa - Trường Chinh.

Chuẩn bị mở nút giao Cộng Hòa - C12, xe vào nhà ga T3 đỡ vòng vèo

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo phòng ban và UBND xã Lộc Yên kiểm tra, làm rõ hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời nhiều tháng qua đã hư hỏng, gây lãng phí tài sản.

Yêu cầu xã báo cáo hàng trăm tấn xi măng bỏ ngoài trời gây hư hỏng, lãng phí

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

TP.HCM bước vào mùa mưa, nhiều người dân TP Thủ Đức lại thấp thỏm nỗi lo ngập. Thống kê mới nhất từ UBND TP Thủ Đức cho thấy có đến 24 điểm ngập, nhiều khu vực người dân chỉ cần nghe “có mưa” là chuẩn bị đồ che chắn.

24 điểm mưa là ngập ở TP Thủ Đức, người dân cần chú ý

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thay vì lên cầu vượt ra đường Trường Chinh, nhiều người đi xe máy chạy 'lố' vào đường 18E (lối vào nhà ga T3), sau đó chạy vào đường cấm rồi rẽ trái.

Cứ hai phút có hàng chục xe máy chạy 'lố' vào đường cấm, đoạn trước nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar