11/06/2020 11:15 GMT+7

Sắp kích hoạt luật an ninh Hong Kong

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 9-6 xác nhận Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan đang chịu trách nhiệm soạn thảo chi tiết dự luật an ninh Hong Kong, sẽ có một cuộc họp 3 ngày từ ngày 18-6.

Sắp kích hoạt luật an ninh Hong Kong - Ảnh 1.

Bất chấp cảnh báo của cảnh sát, nhiều thanh niên Hong Kong vẫn xuống đường hôm 9-6 nhân tròn một năm ngày hơn 1 triệu người đã biểu tình phản đối dự luật dẫn độ - Ảnh: AFP

Mục đích của cuộc họp, theo tạp chí Nikkei Asian Review, là để xem xét lại lần cuối các điều khoản trong dự luật và thông qua ngay trong kỳ họp trước khi được đưa vào thực thi ngay lập tức tại Hong Kong.

Điều đó đưa đạo luật này trở thành một đạo luật được soạn thảo và thông qua nhanh nhất kể từ khi Trung Quốc thu hồi Hong Kong năm 1997.

Vì sao Bắc Kinh quyết làm nhanh?

Theo kế hoạch, người ta sẽ sớm biết những người bị truy tố tội "ly khai, lật đổ, khủng bố" cùng "các hành vi đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia khác" ở Hong Kong sẽ chịu hình phạt ra sao sớm nhất sau ngày 21-6 tới. Đạo luật cũng sẽ "bật công tắc" cho bộ máy an ninh đại lục hoạt động trong thành phố bên cạnh cơ quan đặc trách hoàn toàn mới của Hong Kong.

Theo giới quan sát, có lý do để các bộ não ở Bắc Kinh đẩy nhanh việc kích hoạt luật an ninh mới, theo Nikkei Asian Review. Lý do hàng đầu là cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Hong Kong (LegCo) tổ chức vào tháng 9 tới. "Chính quyền Trung Quốc đang gấp rút đưa dự luật vào thực thi để ngăn chặn những người có xu hướng dân chủ chiếm đa số trong LegCo sau cuộc bầu cử tháng 9", tạp chí của Nhật Bản nhận định.

Một lý do khác là các dự luật liên quan đại lục vừa qua như luật truy tố hình sự người xúc phạm quốc ca, dự luật dẫn độ đều gặp trở ngại khi đưa ra thảo luận ở LegCo và điều đó lý giải một phần vì sao Bắc Kinh quyết "làm nhanh, làm mạnh và làm khác" với dự luật an ninh.

Đại biểu Hong Kong sốc

Theo báo South China Morning Post (SCMP), khi quan chức Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ xây dựng luật an ninh cho Hong Kong tối 21-5, không chỉ nhiều người đang ở Hong Kong mà cả các đại biểu đặc khu đang ngồi ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh cũng bị sốc. Tờ báo được tỉ phú Jack Ma mua lại năm 2016 này cho biết các đại biểu Hong Kong hoàn toàn không biết gì về ý định của đại lục và chỉ được báo trong chiều 21-5, ngày khai mạc kỳ họp.

Trước đó, đã có một số thông tin trên báo chí rằng Bắc Kinh sẽ viện dẫn điều 23 của Luật cơ bản Hong Kong để yêu cầu chính quyền thành phố soạn thảo một dự luật an ninh để đối phó các cuộc biểu tình rầm rộ. Tuy nhiên, theo SCMP, chính quyền trung ương đã quyết định phải làm mạnh tay hơn như thế.

"Khi chúng tôi cầm được văn bản chương trình làm việc của kỳ họp chiều hôm đó, dự luật vẫn chưa xuất hiện. Rồi ông Lạc Huệ Ninh (trưởng văn phòng liên lạc của đại lục tại Hong Kong) xuất hiện và nói vắn tắt với chúng tôi về ý định làm luật. Lúc đó chúng tôi vẫn còn mù mờ không biết liệu họ có thể làm điều đó như thế nào", một trong 36 đại biểu Hong Kong kể lại.

Điều 23 trong Luật cơ bản Hong Kong yêu cầu chính quyền thành phố "tự ban hành các đạo luật cấm mọi hành vi phản quốc, ly khai, chia rẽ và xúi giục lật đổ chính quyền nhân dân trung ương", tức Bắc Kinh. Nhưng khi công bố ý định làm luật, Trung Quốc đã tuyên bố không tin chính quyền địa phương đủ sức làm được với môi trường chính trị bị phân cực, theo SCMP.

Đây là điều đã khiến Trung Quốc bị các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu chỉ trích là vi phạm Tuyên bố chung Trung - Anh, bất chấp các tuyên bố của giới lãnh đạo Bắc Kinh rằng các quyền tự do dân sự của người Hong Kong sẽ không bị tước bỏ. Washington và nhiều nước khác cho rằng việc Bắc Kinh thay Hong Kong làm luật vào năm 2020 - năm thứ 23 trong thỏa thuận dài 50 năm - là một sự can thiệp mang tính hủy hoại nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ".

8.981 Đó là số người biểu tình trong độ tuổi từ 11 đến 84 đã bị cảnh sát bắt giữ từ tháng 6-2019 đến cuối tháng 5-2020. 1.749 người đã bị truy tố, trong đó có 100 người đã bị kết án với 13 người ngồi tù từ 7 ngày đến 4 năm.

Cùng với việc tăng cường bắt giữ, theo SCMP, sự xuất hiện của COVID-19 đã khiến các cuộc biểu tình hạ nhiệt thấy rõ.

Trung Quốc có thể kích hoạt luật an ninh mới tại Hong Kong trong tháng này

TTO - Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc sẽ họp từ 18 đến 20-6 để đi tới những quyết định cụ thể liên quan tới việc áp dụng luật an ninh mới tại Hong Kong.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Trưa 12-5 (giờ Việt Nam), Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thỏa thuận thuế quan tạm thời tại Geneva, đánh dấu nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại và thu hút nhiều phản ứng từ cộng đồng quốc tế.

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn.

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư

Tân Giáo hoàng Leo XIV cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những lý do chính khiến ngài chọn tông hiệu 'Leo'.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar