07/10/2022 18:11 GMT+7

Sắp có cẩm nang để phòng chống tin giả trên mạng xã hội

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Tin giả lan truyền trên mạng xã hội có thể gây tác hại rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội, việc xây dựng cẩm nang để nhận biết và phòng chống tin giả có ý nghĩa cấp thiết.

Sắp có cẩm nang để phòng chống tin giả trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết dự thảo cẩm nang sẽ được lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến ban hành vào cuối năm 2022 - Ảnh: LÊ KIÊN

Chiều 7-10, tại TP Hải Phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo "Xây dựng cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng".

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho rằng vấn nạn tin giả là vấn đề chung mang tính toàn cầu, chứ không chỉ riêng Việt Nam. "Tin giả nhưng hậu quả thật", ông Lâm nhấn mạnh và cho rằng có thể dễ dàng dẫn các ví dụ về tác hại của tin giả trong giai đoạn cả nước ta tập trung phòng chống COVID-19 vừa qua.  

Tin giả gây hậu quả lên tất cả các mặt đời sống chính trị, an ninh, trật tự xã hội, văn hóa, giải trí… Ví dụ, về mặt kinh tế, tin giả có thể tác động rất lớn, làm mất niềm tin vào các định chế lớn, làm tổn hại uy tín, mất hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế trong những giai đoạn nhạy cảm.

Trình bày tại hội thảo, Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM Nguyễn Đức Hiển dẫn tình huống cá nhân ông vô tình làm lan truyền tin giả. Đó là câu chuyện "bác sĩ Khoa" trên mạng xã hội trong thời điểm dịch COVID-19 đang bùng nổ. Câu chuyện xuất phát từ một số nguồn khác, ông Hiển chia sẻ (share) lại và vô tình làm phát tán thông tin không đúng sự thật. Sau đó, ông và một số người cùng share thông tin này bị phạt hành chính.

Vụ việc thứ hai chính ông Hiển là nạn nhân sau khi lên tiếng trả lời phỏng vấn một cơ quan báo chí về việc bà Nguyễn Phương Hằng livestream trên mạng xã hội để nhục mạ một số người khác. Sau khi trả lời phỏng vấn nêu quan điểm, chính ông Hiển bị bà Hằng "trả đũa" bằng nhiều cuộc livestream để xúc phạm, tung tin nhằm "tấn công" cá nhân. Ông Hiển cho rằng trong các cuộc livestream này, bà Hằng đã tạo ra hàng loạt tin giả để bôi nhọ ông và gia đình.   

Theo dự thảo cẩm nang, tin giả trên không gian mạng được coi là những thông tin sai sự thật được cố ý đăng tải, lan truyền nhằm mục đích không chính đáng, gây hiểu lầm cho người đọc, người xem hoặc những thông tin có một phần sự thật nhưng không hoàn toàn chính xác do không được kiểm chứng, xác minh hoặc bị phóng đại, suy diễn, làm thay đổi bản chất của sự việc, thường xuất hiện dưới dạng tin tức và được lan truyền chủ yếu trên mạng xã hội.

Tin giả có thể được tạo ra bằng nhiều phương thức tinh vi như làm giả tiếng, giả hình, giả video và xuất hiện dưới dạng video, clip ngắn trên các mạng xã hội được trình bày giống như một tin trên báo chí.

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phân tích có ba yếu tố gây rối loạn thông tin gồm thông tin sai lệch, thông tin xuyên tạc và thông tin nguy hại. Vai trò của cẩm nang là giúp người tiếp cận thông tin nhận diện được nguồn của tin giả, chủ thể tạo tin giả và chủ thể lan truyền, phát tán tin giả.

Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, trong cuộc phòng, chống tin giả, báo chí có vai trò, nhiệm vụ kịp thời tăng cường thông tin chính thống, chính xác, thông tin "sạch" đến với xã hội. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cần chủ động, kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho báo chí, công chúng. 

Kỳ vọng cẩm nang sẽ giúp người tiếp nhận thông tin cách nhận diện các loại tin giả, cách phòng chống tin giả và khi phát hiện, bị tác động bởi tin giả thì xử lý thế nào. Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết dự thảo cẩm nang sẽ tiếp tục lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến được ban hành cuối năm nay.

Người đăng tin giả học sinh vùng cao ăn thịt chuột bị phạt 7,5 triệu

TTO - Ngày 6-10, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết vừa xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng ông H.N.S. (trú quận Cẩm Lệ) vì đưa thông tin sai sự thật việc học sinh vùng cao Quảng Nam ăn thịt chuột.

LÊ KIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Một số nhóm ủng hộ các chính trị gia thuộc đảng bảo thủ Hàn Quốc đã lan truyền hình ảnh cho thấy ông Trump ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống, dù ông Han đã tuyên bố rút lui từ ngày 11-5.

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Một số tin tức nổi bật: Dược sĩ Tiến đính chính không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả; Kaity Nguyễn được giới thiệu là nữ diễn viên hàng đầu Việt Nam; Câu hát 'Gần mực thì đen, gần thiên nhiên thì thư giãn' gây sốt mạng xã hội...

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Công an lên tiếng về thông tin bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao ở Trà Ôn, Vĩnh Long

Những ngày qua trên mạng xã hội TikTok xuất hiện đoạn video với nội dung bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao có liên quan đến vụ án người đàn ông dùng súng tự chế bắn người khác rồi tự sát xảy ra tại xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn.

Công an lên tiếng về thông tin bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao ở Trà Ôn, Vĩnh Long

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar