14/05/2012 11:14 GMT+7

Sao không cho đăng ký qua mạng?

ĐỨC TÀI
ĐỨC TÀI

TTO - Hàng trăm ý kiến bạn đọc gửi về TTO vì bức xúc trước sự việc đông đảo phụ huynh thức thâu đêm, chen lấn làm sập cổng Trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội) với hi vọng có được một tờ đơn xin học lớp 1 cho con.

Đề xuất việc thực hiện tải mẫu đơn trên mạng, nộp đơn qua mạng lập tức nhận được ủng hộ từ nhiều bạn đọc. Một số ý kiến cho rằng chính việc còn thiếu những cơ sở đào tạo uy tín đã khiến đông đảo phụ huynh quyết tìm cho con được một vé vào ngôi trường danh tiếng như Trường PTCS Thực nghiệm (Hà Nội).

Song cũng có bạn đọc cho rằng không nhất thiết bằng mọi giá tìm cho con một ghế trong những ngôi trường mà nhiều tài năng lớn từng theo học, bởi những tấm gương ấy phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài với nhiều yếu tố khách quan, chủ quan.

Tuổi Trẻ Online mời bạn đọc theo dõi các ý kiến sau và chia sẻ quan điểm riêng.

Phóng to
Xắn ống quần, đạp đổ cổng trường để chen chân mua hồ sơ - Ảnh: Nam Khánh
Xem video do truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện

Sao không đưa mẫu đơn lên mạng?

Tôi nghĩ đây chẳng qua là cách quản lý của trường quá kém. Cần gì bán hồ sơ, tại sao không cho phụ huynh chuẩn bị ở nhà như tải mẫu trên mạng xuống chẳng hạn, sau đó đến trường nộp hồ sơ là xong.

Ngoài ra trường có thể mở rộng thời gian nộp, với điều kiện không kèm theo quy định ưu tiên cho người đến trước.

Mong chờ gì ở tương lai?

Đầu tuần làm việc, vào trường học, người làm công tác giáo dục chúng tôi không khỏi xót xa khi đọc bài , mà người đạp đổ lên cánh cổng trường ấy không ai khác lại chính là quý phụ huynh đang mong mỏi cho con em mình được vào học trong ngôi trường ấy. Hình ảnh đó nói lên điều gì?

Bao lâu nay người ta vẫn hình dung cánh cổng trường học như một lằn ranh thiện - ác, như cái giới hạn của một bên là môi trường xanh và bên còn lại là biển đời ngầu đục, cánh cổng trường còn là bức chắn cuối cùng, giữ cho các em ở lại bên này lằn ranh trong sáng. Người ta nói hành vi đạp sập cổng trường vì chen lấn mua đơn của những phụ huynh đó là không đáng trách, có chăng phần trách nhiệm thuộc về những nơi gây ra "biển dâu" này, có chăng là những người đã "vàng hóa" danh hiệu ngôi trường để tạo ra sự tranh đuổi nơi phụ huynh để con em mình được vào học.

Chúng tôi cũng là phụ huynh. Và vì là phụ huynh, chúng tôi tự hỏi: "Những phụ huynh kia nghĩ gì, khi bắt đầu một hành trình tìm kiếm sự tử tế cho con mình là "việc học" bằng một hành vi không mang dáng dấp tử tế đó là đạp sập cổng trường?".

Các cháu nhìn thấy hình ảnh cha mẹ mình như thế, khắc sâu hình ảnh đó vào trí não non nớt của mình thì liệu có tạo nên một suy nghĩ "xấu" đó là: Ở đời, cứ phải đạp đổ, chen lấn, giành giật thì mới "được việc"? Ngoài trách nhiệm trong hành vi của phụ huynh, đối với ngành giáo dục, trong việc nhìn lại trách nhiệm của mình ở cách xây dựng những mô hình giáo dục như thế nào mà chỉ rặt đẩy con người ta đến chỗ hành xử không đẹp để thu được kết quả, nên có luôn suy nghĩ về một trách nhiệm liên đới đó là những phụ huynh đó, trước đây khi còn đi học đã hấp thụ được một nền giáo dục như thế nào mà bây giờ hành xử một cách thiếu văn hóa như thế ngay tại môi trường văn hóa?

Người ta nói: "Nếu anh bắn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác". Nếu không làm kịp công việc sửa sai ở thời điểm này thì liệu tương lai của các em học sinh "được" vào học bên trong "cánh cổng trường đổ sập" đó sẽ ra sao? Và hàng chục năm nữa, liệu ta có trở lại bài học như hôm nay?

Sao không bán đơn thoải mái?

Có nhiều giải pháp để giải quyết việc chen lấn đăng ký học. Ví dụ như cho bán đơn thoải mái, ai mua bao nhiêu cũng được. Các cháu có đủ điều kiện thì đăng ký thông tin (mỗi cháu chỉ đăng ký duy nhất một hồ sơ theo thông tin hộ khẩu thường trú). Nếu đơn đăng ký vượt quá chỉ tiêu thì tiến hành bốc thăm công khai, minh bạch. Khi đó phụ huynh cần gì phải chen lấn?

Thiếu trường chất lượng

Hình ảnh phụ huynh chen lấn phản ánh sự tha thiết của phụ huynh muốn con mình học giỏi, ngoan và có đạo đức nhưng hiện nay có quá ít trường đáp ứng được điều này. Đây là trách nhiệm của ngành giáo dục. Với nguồn kinh phí hiện nay (nếu không bị lãng phí vô tội vạ) thì thừa sức để xây nhiều trường như thế, giáo viên giảng dạy như thế.

Hãy thôi ngay bệnh sĩ

Các bậc phụ huynh là người tạo ra quá nhiều áp lực cho con trẻ chứ không phải ở cơ quan giáo dục.

Thứ nhất là bệnh sĩ, vì muốn thể hiện với các mối quan hệ xung quanh là con chúng ta được học trường danh tiếng. Thứ hai là sự kỳ vọng thái quá vì nghĩ rằng con mình được học trường danh tiếng thì sẽ trở thành ông nọ bà kia hay sẽ có công việc tốt với mức lương hậu hĩnh sau này.

Xin quý vị nghĩ lại cho, đừng tự dối lòng mình nữa. Ông bà ta nói: "Hữu xạ tự nhiên hương". Con cái chúng ta thông minh thì học ở đâu nó cũng thông minh vì việc học là việc cả đời chứ không phải ở một khối lớp nào cả. Và cái quan trọng cuối cùng là các em phải học "trường đời" vì đời vô cùng quan trọng để chúng ta sống và làm việc sau này.

Giải pháp đơn giản hơn!

Có thể áp dụng giải pháp đơn giản hơn cho vấn đề này: hồ sơ được phát miễn phí hoặc đưa trên website từ trước. Phụ huynh điền và gử̉i qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp. Nhà trường sẽ xét duyệt hồ sơ (nộp đúng hạn theo dấu của bưu điện hoặc trực tiếp) và công bố kết quả thu nhận học sinh theo các tiêu chí thông qua bảng thông báo của nhà trường.

Một vấn đề đơn giản nhưng cách giải quyết không tốt sẽ để lại nhiều hậu quả.

Hà cớ gì giới hạn số hồ sơ bán?

Hằng năm, đến hẹn lại lên, những cảnh tượng hỗn loạn chen chân mua và nộp hồ sơ vào các trường, không riêng trường tiểu học và cũng không riêng trường này, lại xảy ra. Không thể trách phụ huynh bởi lẽ họ mong muốn con có một nơi học tử tế, chất lượng và trên hết là thuận tiện trong việc đưa đón (gần nhà). Âu đó cũng là mong muốn hết sức bình thường của bất kỳ phụ huynh nào. Chỉ có điều những cảnh bát nháo xô bồ mà lẽ ra không đáng có này sao cứ xảy ra hoài?

Trước hết, hiện nay có quá nhiều cách để mua và nộp hồ sơ mà một trong những cách ấy là đăng ký qua mạng, tổ chức nhiều ngày nhiều đợt, sao nhà trường không áp dụng? Thật khó tin những hình ảnh có thể nói là rất kém văn hóa (đạp đổ cổng trường ùn ùn chen nhau đến ngạt thở để mua, nộp hồ sơ) lại có thể xảy ra trong quá trình đi tìm văn hóa cho con em.

Thứ hai, nên nhớ rõ đây chỉ là đi mua và nộp hồ sơ và sau đó thí sinh phải trải qua thi tuyển.

Tức là về nguyên tắc, không phải cứ có được hồ sơ là đã có "suất" ở trường, mà thí sinh còn trải qua thi tuyển. Mà như vậy hà cớ gì nhà trường chỉ phát hành số hồ sơ "theo số lượng quy định" hay nói khác hơn là theo gần sát với chỉ tiêu tuyển sinh? Chính cách làm này của nhà trường đã dẫn đến cảnh bát nháo gây khó khăn cho phụ huynh và cho chính nhà trường như đã diễn ra.

* Bạn là phụ huynh và từng "trần thân" khi nộp hồ sơ học cho con em? Hãy gửi ý kiến của bạn về thực tế những gì đã diễn ra, những điều bạn cảm nhận qua phần Ý kiến bạn đọc dưới đây hoặc qua email [email protected]. Trân trọng cảm ơn.

ĐỨC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, cán bộ muốn được làm việc tại tỉnh Hậu Giang trong 3 năm đầu, đồng thời được hỗ trợ nhà ở công vụ, mua nhà ở xã hội.

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Chiếc xe hơi 7 chỗ mang biển số tỉnh Tây Ninh đậu bên đường Phạm Ngọc Thảo (quận Tân Phú, TP.HCM) suốt khoảng một năm nay chưa ai tới lấy.

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar