22/02/2021 06:30 GMT+7

Sáng 22-2 Việt Nam chưa có ca mắc COVID-19 mới, chỉ còn Hải Dương đang có dịch

L.ANH
L.ANH

TTO - Sáng nay 22-2, Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới, hiện đã có 12/13 tỉnh có dịch đợt này không ghi nhận ca bệnh mới trong nhiều ngày nay.

Sáng 22-2 Việt Nam chưa có ca mắc COVID-19 mới, chỉ còn Hải Dương đang có dịch - Ảnh 1.

90 bệnh nhân COVID-19 vừa được ra viện ngày 21-2 tại Hải Dương - Ảnh: ANH VĂN

Theo Bộ Y tế, số mắc cả nước đang dừng ở 2.383 ca tính từ đầu vụ dịch, trong đó có 791 ca lây trong cộng đồng trong đợt dịch này (tính từ ngày 27-1 đến nay).

Bộ Y tế cho biết đến tối 21-2, thế giới ghi nhận gần 112 triệu ca mắc và gần 2,5 triệu ca tử vong do COVID-19 tính từ đầu vụ dịch tại 221 quốc gia, trong đó có hơn 86,8 triệu trường hợp đã hồi phục, tương đương tỉ lệ khỏi bệnh gần 77,8%.

Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với hơn 28,7 triệu ca mắc và gần 510.000 trường hợp tử vong, tuy nhiên quốc gia này có dấu hiệu tích cực khi trong 2 tuần qua ghi nhận số ca mắc trung bình hằng ngày dưới 100.000 người.

Tình hình dịch tại các khu vực, Bắc Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất, hiện đã ghi nhận lần lượt hơn 32 triệu ca tại mỗi khu vực. Tiếp đến là châu Á có hơn 24 triệu ca và Nam Mỹ với hơn 17 triệu ca.

Tại châu Âu, Nga đang là điểm nóng với tổng cộng hơn 4,1 triệu ca nhiễm. Số ca nhiễm tại Anh cũng suýt soát Nga nhưng số ca tử vong cao hơn với khoảng 120.000 ca so với hơn 83.000 ca tử vong tại Nga. Pháp và Tây Ban Nha đều đã ghi nhận hơn 3,1 triệu ca nhiễm, Ý và Đức hơn 2,3 triệu ca, các nước Ba Lan, Ukraine, CH Czech và Hà Lan đều có hơn 1 triệu ca nhiễm.

Trong 24 giờ qua, tại Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong cao nhất khi ghi nhận thêm hơn 7.300 ca và 173 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt là gần 1,3 triệu ca và 34,5 ngàn ca. Philippines đứng thứ hai khu vực.

Tại Việt Nam, đã có 12/13 địa phương có dịch đợt này không ghi nhận ca mắc mới trong nhiều ngày nay, hiện chỉ còn Hải Dương có dịch, trong ngày vừa qua Hải Dương đã truy vết xét nghiệm 7.000 người tại ổ dịch mới ở Kim Thành (trong khu đã phong tỏa) và đang tiếp tục truy vết tiếp, đồng thời lấy mẫu rộng rãi với lái xe vận chuyển hàng hóa để thông thương hàng hóa.

Trong 2 ngày 20 và 21-2, hàng hóa từ Hải Dương, chủ yếu là nông sản, đã đến nhiều tỉnh thành, đặc biệt là Hà Nội.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: ciovod Hải DƯơng

Tin cùng chuyên mục

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Trong quá trình làm móng, những chiếc đèn tia cực tím giúp làm cứng lớp sơn móng chỉ trong khoảng bốn phút. Ít ai đặt câu hỏi những luồng sáng đó ảnh hưởng ra sao đến làn da quanh móng.

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Trong lúc thủ đô Kiev, Ukraine chìm trong bom đạn không kích của Nga, bác sĩ Borys Todurov vẫn lao qua thành phố trên xe cấp cứu để thực hiện một nhiệm vụ sinh tử: chuyển một quả tim hiến để ghép cho bé gái nguy kịch.

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Các địa phương từ TP.HCM, Cần Thơ đến Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An... đang báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ cứu người.

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar