26/02/2010 18:44 GMT+7

Săn "sư giả"

Bài & ảnh: HOÀNG LỘC - VI KHÁNH
Bài & ảnh: HOÀNG LỘC - VI KHÁNH

TTO - Sau một thời gian bị báo chí phát hiện, xóm “sư giả” tại khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP HCM… hoạt động “kín kẻ” hơn với những “chiêu thức” lừa đảo ngày càng tinh vi hơn.

Phóng to
Cách Chợ Lớn khoảng 2 km, “sư cô” xuống xe buýt, bắt xe ôm vào chợ để “làm ăn”. Bước “khất thực” xin tiền là bước thứ 4 - bước cuối cùng. Lúc này, bộ quần áo bạc màu hồi nãy đã được thay bởi bộ quần áo màu vàng rực. Từ một người phụ nữ bình thường, biến thành một “sư cô” đi khất thực

Những ngày đầu năm, chúng tôi có mặt tại xóm “sư giả” nằm trên quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, để theo dõi hoạt động của các nhóm “sư giả” này. Đúng như lời chị H, bán cà phê gần đó, sau khi bị báo chí phát hiện, những “sư thầy” và “sư cô” đã chuyển sang một hình thức hoạt động “ẩn dật” nhưng tinh vi hơn. Khi về xóm, tất cả những “cô, thầy” này trông giống như một anh xe ôm, cô bán vé số…, còn khi ra đường “hành nghề”, họ lại “hóa thân” trở thành các nhà “sư” đi “khất thực” trong bộ áo của người tu hành.

Phóng to
Sau khi một số cơ quan báo chí phản ánh nạn “sư giả”, một số “thầy” đã bị các cơ quan chức năng xử lý vào cuối năm 2009. Thế nhưng chỉ sau một thời gian tạm lắng, tình trạng các “thầy” đi “khất thực” lại tái diễn. Thậm chí các "thầy" còn chuyển sang một số lĩnh vực khá mới mẻ như bán vé số, bán nhang... Ngày làm việc của họ bắt đầu từ sớm tinh mơ, hẳn để tránh sự dòm ngó của hàng xóm.
Phóng to
Toàn bộ các bước “hóa thân” được "cô" thực hiện chóng vánh trong khoảng 10 phút. Đi đến đường Hồng Bàng (Q5) “cô” lôi từ túi đồ màu vàng ra một chiếc bánh mì, xé đôi và ăn ngấu nghiến ít miếng để chuẩn bị “hành khất”

Ngày làm việc của những người giả sư này thường bắt đầu khi trời còn tờ mờ sáng và về xóm trọ khi trời đã chập choạng tối. Ngồi ngoài con hẻm theo dõi, khoảng từ 4g-5g sáng, chúng tôi đếm được có khoảng trên 10 “sư giả” ra đường.

Chúng tôi, quyết định theo chân một người phụ nữ, nhìn bề ngoài trạc 50 tuổi, mặc chiếc áo bà ba, tay xách túi đi về hướng đường Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức.

Thiếu tá Huỳnh Văn Dư – Trưởng CA phường Hiệp Bình Chánh (Q Thủ Đức): "Từ khi báo chí phản ánh công an phường đã ráo riết xử lý để răn đe bằng các hình thức cảnh cáo đem ra kiểm điểm trước dân, tịch thu đồ nghề… Tuy nhiên có một số đối tượng không có nghề ngỗng lại “ngựa quen đường cũ” vẫn còn lén lút “hành nghề” với hình thức ngày một tinh vi, cho nên để nhận biết được là rất khó.

Phần lớn những đối tượng này có giấy tờ tạm trụ tại phường (tức là xét luật cư trú họ hoàn toàn đúng) tuy nhiên lại hành nghề sư “khất thực” ở địa bàn khác nên việc phát hiện và xử lý là rất khó. Đối với những trường hợp này phải “bắt tận tay, day tận trán” mới có cơ sở để xử lý, do đó rất cần sự hợp tác thông tin từ phía người dân nơi các “thầy” thực hiện hành nghề. Và quan trọng là người dân nên đề cao cảnh giác không cho tiền các đối tượng “giả sư” này".

Bài & ảnh: HOÀNG LỘC - VI KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar