10/10/2023 16:03 GMT+7

"Săn" ngũ vị tử trên núi Ngọc Linh

Vào tháng 9 hằng năm, người Xơ Đăng ở vùng núi Ngọc Linh thường vào rừng "săn" ngũ vị tử để bán cho thương lái.

Phải leo lên những cây cao trong rừng để hái ngũ vị tử - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Phải leo lên những cây cao trong rừng để hái ngũ vị tử - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Ở vùng núi Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) không chỉ nổi tiếng có sâm, mà còn có ngũ vị tử mọc tự nhiên trong rừng sâu.

Loại cây này thường mọc trong rừng, ở độ cao từ 1.200m đến 1.600m, và ra quả từ tháng 7 đến cuối tháng 10 hằng năm.

Lên núi "săn" ngũ vị tử

Cứ tầm tháng 9 hằng năm, lúc lúa chưa chín hay khi gặt xong, người Xơ Đăng ở các xã Ngọc Lây, Đăk Na, Tê Xăng, Măng Ri… tập hợp thành từng nhóm vào rừng hái ngũ vị tử.

Sau khi ăn vội bữa sáng, rồi chuẩn bị xong cơm nắm, nước uống và các vật dụng cần thiết như bao, gùi..., 6h sáng, anh A Thiên (28 tuổi, trú tại thôn Đăk Sia 1, xã Ngọc Lây) cùng vài người trong làng nhập thành một nhóm bắt đầu cuộc hành trình đi lên rừng hái ngũ vị tử.

Anh Thiên đi xe máy đến khu rừng cách nhà khoảng 3-4km, để xe ở lại bìa rừng rồi đi bộ khoảng 1-2 km thì đến nơi có nhiều ngũ vị tử.

"Ngũ vị tử rừng trước đây chẳng ai hái đâu, chủ yếu là khi đi rẫy, đi rừng, tiện tay thì hái ăn rồi đem về cho lũ nhỏ thôi. Nhưng từ vài năm trở lại đây, có thương lái vào tận xã tìm mua, thế là từ đó đến nay, cứ đến mùa là chúng tôi lên núi tìm hái" - A Thiên chia sẻ.

Anh A Dũng (thôn Mô Bành 1, xã Đăk Na) cho biết hái ngũ vị tử mỗi ngày kiếm được khoảng 500.000 đồng, có khi may mắn thì kiếm được triệu đồng.

"Ngày xưa, quả nhiều nên mỗi chuyến đi hái quả được cả gùi lớn. Sau này, quả ít dần nên ngày càng phải đi sâu vào trong rừng để tìm kiếm", anh Dũng kể.

Ngũ vị tử thường mọc ở khu vực rừng có độ cao 1.200-1.600m - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Ngũ vị tử thường mọc ở khu vực rừng có độ cao 1.200-1.600m - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Bảo vệ sản phẩm dược liệu đặc trưng

Các xã Ngọc Lây, Măng Ri, Tê Xăng và Đăk Na có cây ngũ vị tử nhiều nhất.

Theo ông Nguyễn Anh Vũ - phó chủ tịch UBND xã Ngọc Lây, xã đang có khoảng 300 hộ dân hái ngũ vị tử, thu được 10 - 20 tấn/năm.

Hiện nay, có doanh nghiệp và hợp tác xã tại xã gom mua trực tiếp ngũ vị tử từ người dân với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Ngoài ra, một số nơi cũng tìm mua ngũ vị tử để chế biến thành các sản phẩm khác như trà, rượu ngâm,…

Ngũ vị tử hái từ rừng về được phơi khô - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Ngũ vị tử hái từ rừng về được phơi khô - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Trồng ngũ vị tử dưới tán rừng

Các nhà khoa học ở Viện Dược liệu trung ương đã có đề tài nghiên cứu "Xây dựng quy trình trồng cây ngũ vị tử dưới tán rừng".

Theo đó, ngũ vị tử là cây thuộc loại "đang bị nguy cấp ở Việt Nam" vì thế việc trồng cây này là rất cần thiết. Qua thực nghiệm, cây giống có thể lấy từ hạt hoặc từ hom, với tỉ lệ đồng đều lên tới 90% và tỉ lệ cây sống sau trồng đạt 80%.

Tháng 5 được xác định là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây ngũ vị tử. Quả ngũ vị tử chín từ cuối tháng 8 đến hết tháng 10 có thể thu hoạch bằng phương pháp thủ công, với năng suất cá thể và năng suất thực thu tương ứng đạt cao là 1,8kg và 1,657 tấn/ha.

Ông Võ Trung Mạnh, chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, cho biết hiện địa phương chủ trương bảo tồn và phát triển loài dược liệu quý này thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Vừa qua, cũng đã có một số doanh nghiệp cử chuyên gia đến lấy mẫu, nghiên cứu hàm lượng các hoạt chất có trong ngũ vị tử tại Tu Mơ Rông. Nếu kết quả nghiên cứu tốt sẽ đề xuất triển khai cơ sở chế biến đặt tại huyện này.

Đối với việc bảo tồn các diện tích ngũ vị tử tự nhiên hiện có, ông Mạnh cho biết đã tuyên truyền cho bà con khi thu hái không thu hái tận diệt.

“Trước kia bà con thu hái thường chặt cả dây. Tuy nhiên gần đây qua tuyên truyền bà con nhận thức được nên chỉ hái quả, hạn chế chặt dây, gốc cây để ảnh hưởng đến năng suất các năm sau”, ông Mạnh nói.

Một số doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua ngũ vị tử để chế biến thành các sản phẩm khác như trà, rượu ngâm,… - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Một số doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua ngũ vị tử để chế biến thành các sản phẩm khác như trà, rượu ngâm,… - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Bài thuốc quý

Theo Viện Y dược cổ truyền dân tộc, ngũ vị tử có vị chua, tính ấm, quy vào kinh thận và phổi. Quả này có tác dụng an thần, thu liễm phế khí, sáp trường, bổ thận, sinh tân chỉ khát và thường được sử dụng trong bài thuốc chữa thận dương hư, hoạt tinh, di tinh, ho suyễn, ra mồ hôi trộm.

Trong y học hiện đại, ngũ vị tử được biết đến với khả năng kháng khuẩn, bảo vệ gan và giải độc cơ thể. Nước sắc từ này có khả năng tăng lượng dự trữ glucose và glycogen ở gan, đồng thời làm tăng lactic acid trong cơ thể.

Theo Đông y, ngũ vị tử có vị chua, tính ấm, qui vào kinh thận và phổi - Ảnh: NGUYÊN PHÚC

Theo Đông y, ngũ vị tử có vị chua, tính ấm, quy vào kinh thận và phổi - Ảnh: NGUYÊN PHÚC


Gùi sâm Ngọc Linh xuống núi, lái ô tô về nhà

Phiên chợ tiền tỉ sâm Ngọc Linh ở thủ phủ sâm Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) lại lập những kỷ lục mới về giá khủng. Có những người dân cuốc bộ đeo gùi tới chợ với củ sâm có giá có thể mua được chiếc ô tô, căn nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar