19/12/2016 12:24 GMT+7

Sân khấu Cầu Vồng 126 di dời sau 30 năm hoạt động

Q.N.
Q.N.

TTO - Đại diện sân khấu 126 cho biết liveshow Lời tình mùa đông của Đàm Vĩnh Hưng (tối 17-12) là sô diễn lớn cuối cùng của sân khấu này sau 30 năm hoạt động, năm sau 126 sẽ được di dời sang rạp Đại Đồng (Cao Thắng, Q.3, TP.HCM)

Đàm Vĩnh Hưng và Ngọc Sơn trên sân khấu 126 của sô Lời tình mùa đông hôm 17-12. Ngọc Sơn cũng là danh ca từng là "bá chủ" của sân khấu 126 khoảng 20 năm về trước - Ảnh: ZEE

Sân khấu 126 được thành lập vào năm 1986 với tên gọi đầy đủ là sân khấu Cầu Vồng 126. Cuối tháng 12 này, sân khấu sẽ tổ chức kỷ niệm thành lập 30 năm. Theo kế hoạch nơi đây sẽ là nhà ga của tuyến Metro nên sân khấu phải di dời, hiện vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, chỉ biết là sẽ xảy ra trong năm 2017.

Sân khấu 126 sau di dời dự kiến sẽ được xây mới với tám tầng lầu trên diện tích 2000 m2 với nhiều công năng và không còn mô hình ngoài trời.

126 là một trong hai sân khấu ca nhạc ngoài trời lớn nhất tại TP.HCM (cùng với Trống Đồng) với sức chứa khoảng 2500 chỗ ngồi. Đây là địa điểm biểu diễn quen thuộc, gắn liền với nhiều nghệ sĩ thành danh ở Sài Gòn từ mấy chục năm qua, từ ca sĩ, hài, cải lương, ảo thuật, xiếc... 

Cùng với Trống Đồng, 126 là nơi đưa nghệ sĩ trẻ, giải trí đến gần hơn với khán giả, góp phần làm bệ phóng trong sự nghiệp của họ. Vì vậy thông tin sân khấu sẽ bị phá bỏ, di dời khiến giới nghệ sĩ và khán giả không khỏi chạnh lòng, tiếc nuối.  

Với “ông bầu” Hoàng Tuấn, cách đây chừng 20 năm, 126 là thánh đường của âm nhạc, ca sĩ nào cũng muốn hát vì nơi đây sáng đèn mỗi đêm. “24 năm trước, ca sĩ nào chưa nổi tiếng mà muốn vào 126 hát rất khó khăn. Ngày xưa Đan Trường đi hát chỉ được 25.000 đồng nhưng sau đó cát-xê vọt thẳng lên ba triệu đồng” ông kể.

Ông Hoàng Tuấn cũng bầu chọn cho 126 là sân khấu ca nhạc có giá dễ chịu nhất Sài Gòn khi chỉ với 100.000 đồng là có thể được xem “cả đống” ngôi sao biều diễn trong một đêm. Vậy nên đó cũng là sân khấu trả thù lao cho ca sĩ bèo nhất mà bất cứ ca sĩ nào muốn thành danh ở miền Nam cũng phải trải qua thời kỳ hát lót bèo bọt ở đây.  

Ca sĩ Vi Thảo thổ lộ: “Tôi cũng có hát ở sân khấu này vào năm 2000, thù lao có 30.000 đồng. Đến xếp hàng chờ tới lượt hát vì quá nhiều ca sĩ. Chuẩn bị lên hát mà ca sĩ ngôi sao tới đòi hát trước thì phải nhường ngay, có bữa không được hát nhưng cũng nhận được nhận lương... mà hổng vui”.

Không ca sĩ nào không có kỷ niệm và lưu luyến với sân khấu 126. Nhưng ca sĩ Phương Thanh cho rằng: “Dù tiếc nuối cũng phải chấp nhận bởi không thể giữ mãi những hình ảnh của quá khứ khi xã hội phát triển. Yêu thì yêu nhưng cứ nhìn cảnh trời mưa mà cả ca sĩ lẫn khán giả đều ướt nhẹp thì cũng ngán ngại lắm!”.  “

Ngay khi tin sân khấu 126 sẽ di dời được xác nhận, cũng có tin cho hay “người anh em” của 126 là Trống Đồng cũng đã được mua lại chờ ngày “hóa kiếp”. Như vậy, trên trục đường Cách mạng Tháng 8 đông đúc nhộn nhịp sau này sẽ chỉ còn mỗi sân khấu ca nhạc Lan Anh, hiện cũng đang khá đìu hiu.

Q.N.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar