30/10/2017 14:52 GMT+7

Sàn gạch bong tróc, vì sao?

TƯỜNG HÂN
TƯỜNG HÂN

TTO - Theo chuyên gia xây dựng, gạch bong tróc là hiện tượng thường gặp ở nhiều công trình dân dụng, có vị trí bị bong gạch dù nhiều lần gỡ ra lát lại.

Sàn gạch bong tróc, vì sao? - Ảnh 1.

Phần sàn nhà bị bung gạch tại phòng B7.09 Hutech - Ảnh nhà trường cung cấp

Vừa qua, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (Hutech) phản ảnh đang học ở tầng 7 khu B của trường thì nền gạch rung lên, dưới sàn nghe tiếng lách cách khiến mọi người hoảng sợ.

Đại diện nhà trường xác nhận tại phòng B7.09 sàn gạch bị nứt, bong tróc và đây là hiện tượng rộp gạch bình thường, hay xảy ra ở nhiều công trình.

Về nguyên nhân, một chuyên gia xây dựng, cho rằng: "Thông thường, gạch bong có thể do lát không kỹ, trộn vữa không đạt cường độ, gạch không bám dính. Người ta đi lại nhiều, qua thời gian gây bong tróc gạch.

Ngoài ra, nếu nhà gần đường, xe trọng tải lớn chạy có thể làm rung nhà, rung sàn dẫn đến bong gạch. Yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng nhưng không nhiều.

Cũng có thể do sàn thiết kế không đảm bảo, sàn võng xuống, gây nứt gạch ở mặt dưới hoặc mặt trên. Tùy chỗ bong gạch mà do những nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn tải trọng của tường nặng có thể gây võng ở những vị trí gần đó".


Trong khi đó ông Nguyễn Hoan - đại diện một công ty chuyên tư vấn thiết kế xây dựng ở quận 12, TP.HCM, cho biết: "Rất khó để chênh lệch nhiệt độ làm bong gạch, thậm chí có nấu ăn trên gạch cũng khó bong. 

Thực tế ở các tòa nhà, siêu thị lớn đều gắn hệ thống máy lạnh, nhiệt độ chênh lệch cực lớn, nhưng làm gì có hiện tượng bong gạch.

Qua kinh nghiệm, tôi cho rằng gạch bong lên hay lún xuống là do kết cấu sàn không đảm bảo về chịu lực, kết cấu nhà không ổn định dẫn đến móng nhà không chịu được dòng nước, như một chiếc bánh tráng nều có chỗ thấm nước sẽ bị võng xuống, tòa nhà bị rung, đó là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến bong gạch.

Ngoài ra còn có khả năng khác là động đất, khi đó, những tầng trên cao sẽ rung và lắc nhiều nhất. Tuy nhiên, để kiểm tra xem sàn có bị võng hay không, đội ngũ kỹ thuật phải đo quét bằng laser mới kết luận được".

Một số ý kiến khác từ các kỹ sư cho rằng lát gạch sát quá có thể là nguyên nhân gây bong gạch, khi lát khoảng 5m nên chừa một khe co giãn; còn các xê dịch ít có thể do rộp gạch, vữa trét không kỹ…

TƯỜNG HÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

Rượu bia có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình then chốt như tái tạo mô, phục hồi cơ bắp và điều hòa nội tiết sau chấn thương.

5 lý do nên tránh rượu bia khi đang chấn thương

5 thói quen hằng ngày âm thầm gây hại gan

Gan là một trong những cơ quan 'cày cuốc' chăm chỉ nhất trong cơ thể người, đảm nhiệm chức năng thải độc, hỗ trợ tiêu hóa, lưu trữ dưỡng chất.

5 thói quen hằng ngày âm thầm gây hại gan

Mã QR được hình thành thế nào? Vô số mã QR, liệu có bị trùng không?

Mã QR xuất hiện ở khắp nơi, từ thanh toán, đặt vé đến tra cứu thông tin. Nhưng ít ai biết mã này được hình thành ra sao và vì sao dù phổ biến đến vậy, chúng gần như không bao giờ bị trùng lặp.

Mã QR được hình thành thế nào? Vô số mã QR, liệu có bị trùng không?

Vì sao dung lượng điện thoại thường là 64GB, 128GB mà không phải con số khác?

Những con số dung lượng như 64GB và 128GB không phải là sự ngẫu nhiên. Khám phá cách thức hoạt động của bộ nhớ và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trong bài viết này.

Vì sao dung lượng điện thoại thường là 64GB, 128GB mà không phải con số khác?

Ghế 11A có thật là chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay?

Ngoài hành khách trong vụ tai nạn máy bay hãng Air India ngày 12-6, một nam ca sĩ cũng may mắn sống sót nhờ ngồi ghế 11A. Đây có phải là chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay?

Ghế 11A có thật là chỗ ngồi an toàn nhất trên máy bay?

Vì sao nhiều người đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn?

Nhiều người truyền tai nhau đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn để ngăn nước trào ra. Thực tế mẹo này có cơ sở khoa học và đem lại hiệu quả nhất định.

Vì sao nhiều người đặt muỗng gỗ lên miệng nồi khi nấu ăn?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar