19/06/2015 09:26 GMT+7

Sai lầm khi cho con học trường chuyên

NGUYỄN MINH
NGUYỄN MINH

TT - Con gái tôi một tuần vẫn đi học thêm bốn buổi ở trường, hai buổi mời thầy tới nhà dạy nhưng cuối cùng cháu vẫn thuộc nhóm học sinh chẳng có gì nổi bật ở lớp...

Phụ huynh mua hồ sơ đăng ký vào trường chuyên Trần Đại Nghĩa - Ảnh: H.Hg

Trước đây tôi có suy nghĩ phải cho con gái vào được trường chuyên của huyện để học vì ở đó có nhiều giáo viên dạy giỏi, phong trào học tập diễn ra sôi nổi nên đồng thời là nơi quy tụ của nhiều học sinh xuất sắc. 

Bằng chứng là để được theo học ở ngôi trường này, hầu hết học sinh đều phải có thành tích ít nhất ba năm học sinh giỏi, đã tham gia dự thi học sinh giỏi các môn văn, toán, tiếng Anh hoặc có năm năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.

Biết con mình có thành tích học tập không quá nổi bật song tôi vẫn hi vọng ở một môi trường như vậy con sẽ biết phấn đấu sao cho bằng bạn bằng bè và không phụ công ba mẹ. Có ai đó hỏi con gái học ở trường nào, tôi tự hào hãnh diện giới thiệu có con học ở trường chuyên, nơi mà “cả lớp đều là học sinh khá và giỏi, tổng kết đạt 7,5 điểm vẫn xếp thứ 40/45 học sinh”.

Không giống như kỳ vọng của hai vợ chồng tôi, con gái tôi một tuần vẫn đi học thêm bốn buổi ở trường và hai buổi mời thầy tới nhà dạy nhưng cuối cùng cháu vẫn thuộc nhóm học sinh chẳng có gì nổi bật ở lớp, thậm chí bị thầy cô "chê" chậm chạp, thụ động... Thi vào lớp 10 năm trước, con đạt số điểm chỉ vừa đủ để đậu vào trường và thua xa bạn cùng xóm (dù bạn này chỉ học "trường làng" chứ không phải là trường chuyên, lớp chọn).

Những lần đi họp phụ huynh ở trường, tôi nhận thấy từ thầy hiệu trưởng tới cô giáo chủ nhiệm của con đều rất mực quan tâm tới những em học sinh có thành tích xuất sắc. Các thầy cô có thể nhận xét không biết mệt mỏi với những em giành giải nhất, nhì, ba thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đem lại vinh quang về cho trường.

Thầy cô căn dặn rất kỹ gia đình cần có biện pháp khích lệ, đầu tư thời gian cho con em học tập, vì em có khả năng, có tố chất... Còn với những học sinh không có gì nổi bật như con tôi thì cô chủ nhiệm nhận xét lướt nhanh về tổng kết điểm số, hạnh kiểm và một câu quen thuộc: “Em này ngoan, không vi phạm nội quy nhưng ít sôi nổi trong giờ học, không có môn học nào nổi trội...”.

Sau mỗi lần đi họp phụ huynh, tôi thấy thương con lắm! Bởi suốt mấy năm học không ít lần con nói với ba mẹ: “Nhiều thầy cô chỉ dạy lướt qua bài giảng vì cho rằng hầu hết các bạn đều nắm vững kiến thức. Những bài tập trong sách giáo khoa cũng ít được quan tâm vì đó chỉ là kiến thức đại trà, thầy cô nói học ở trường chuyên thì phải tập trung làm bài nâng cao”. Mà học ở tầm cao như thế, tôi biết con không có khả năng.

Có lẽ cũng vì sự quan tâm chú trọng tới các em giỏi nên những em học lực trung bình ở lớp như con tôi ít khi được thầy cô để mắt tới. Một lần con thật thà nói với tôi: “Cả tháng nay con đi học chưa được thầy cô nào mời phát biểu ý kiến xây dựng bài”...

Tôi nghĩ sự rụt rè, kém tự tin trong giao tiếp của con có một phần do con học tập trong một môi trường quá sức mình, con ngày càng tự ti với các bạn xuất sắc, nổi bật trong lớp.

Sắp tới con gái thứ hai của tôi chuẩn bị vào lớp 6. Chắc chắn tôi sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi nộp hồ sơ đăng ký chọn trường cho con...

NGUYỄN MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar