23/10/2018 11:31 GMT+7

Sai lầm cứ mệt là đi truyền dịch

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Chỉ trong 2 ngày giữa tháng 10 đã có 2 trẻ em, một bé gần 2 tuổi và một bé 6 tuổi, tử vong khi đang được truyền dịch.

Sai lầm cứ mệt là đi truyền dịch - Ảnh 1.

Một ca truyền dịch - Ảnh: TT

Người Việt có xu hướng ưa thích truyền dịch, can thiệp gì đó vào cơ thể, vì vậy đã có rất nhiều người tự gọi nhân viên y tế đến truyền dịch tại nhà hoặc truyền dịch tại phòng khám không được phép truyền dịch mà không biết điều đó có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Một bác sĩ nhi khoa

Hôm 17-10, sau khi con qua đời, gia đình bé Nguyễn Gia B., gần 2 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội, đã mang vòng hoa tới đặt tại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc ở Long Biên, Hà Nội.

Những ca tử vong đau lòng

Theo thông tin từ gia đình, bé B. có dấu hiệu ốm, sốt, tiêu chảy từ ngày 15-10. Đến chiều 16-10, gia đình đưa bé đến phòng khám của bác sĩ Cúc. Tại đây sau khi được truyền dịch (ringer lactat) khoảng 15 phút, bé B. có dấu hiệu tím tái, khó thở, sốc. Bác sĩ đã cho vận chuyển bé đến Bệnh viện Đa khoa Đức Giang gần đó, nhưng bé B. được xác định đã tử vong trước khi đến bệnh viện.

Cùng ngày 16-10 cũng có một trẻ 6 tuổi tử vong khi đang truyền dịch ở một bệnh viện lớn tại Hải Phòng.

Đây chỉ là hai ca trong số nhiều ca tử vong liên quan đến truyền dịch thời gian gần đây.

Ông Nguyễn Khắc Hiền, giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho hay phòng khám bác sĩ Cúc không được cấp phép thực hiện dịch vụ truyền dịch. Dịch vụ này chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện và phòng khám đa khoa có đủ thiết bị cấp cứu. Thậm chí ngay trường hợp đủ thiết bị, cũng đã có bệnh nhân tử vong vì các trường hợp sốc phản vệ thường diễn tiến rất nhanh và nhiều trường hợp không kịp cấp cứu. Tuy nhiên người Việt có xu hướng ưa thích truyền dịch.

Để tránh tình trạng các phòng khám không được phép vẫn truyền dịch, bác sĩ Hiền cho biết từ tháng 11 tới Sở Y tế yêu cầu cơ sở y tế phải công khai danh mục dịch vụ được phép thực hiện. "Phòng khám phải in danh mục dịch vụ được cấp phép khổ lớn và niêm yết công khai, để người dân và cơ quan quản lý cùng giám sát"- ông Hiền nói.

Nhiều phòng khám không được cấp phép truyền dịch

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam, trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng chưa có nghiên cứu về việc bệnh nhân có thích truyền dịch hay không, nhưng về cảm quan thì ông thấy có việc bệnh nhân ưa truyền dịch.

Tại nhiều gia đình, việc gọi nhân viên y tế đến nhà truyền dịch mỗi khi có người thân ốm, sốt, tiêu chảy là việc khá phổ biến tại nhiều nơi. Bác sĩ Hiền khuyến cáo đây là dịch vụ có nguy cơ xảy ra tai biến và cơ sở y tế được cấp phép mới được truyền dịch.

Theo bác sĩ Nam, chỉ nên truyền dịch khi có bệnh lý gây mất nước, nhiễm trùng nặng và bác sĩ đánh giá thấy cần thiết, cho chỉ định truyền dịch. Trước khi truyền dịch, bác sĩ cũng sẽ đánh giá cẩn thận, chi tiết theo đặc thù của người bệnh để chỉ định dịch truyền và chỉ cơ sở được cấp phép mới được truyền dịch.

Một số bác sĩ cũng cho biết để chỉ định cho người bệnh được truyền dịch, các bác sĩ còn dựa vào các kết quả xét nghiệm. Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra khi truyền dịch thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để có chỉ định cụ thể, an toàn.

Truyền dịch không chỉ gây nguy hiểm cho trẻ em mà cả với người lớn, nếu người được truyền dịch chưa được thăm khám kỹ, có bệnh lý kèm theo. Trong khi nếu xảy ra sốc phản vệ tại cơ sở y tế không đủ phương tiện cấp cứu sẽ rất nguy hiểm. Bác sĩ Hiền khuyến cáo người dân tuyệt đối không truyền dịch tại nhà, tại cơ sở y tế không được cấp phép thực hiện dịch vụ này, bằng cách xem danh mục hành nghề của cơ sở, tránh những tai biến nguy hiểm tới tính mạng.

Các biểu hiện có thể xảy ra

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều tình huống từ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng có thể xảy ra khi truyền dịch. Các biểu hiện nhẹ như sưng, đau vùng tiêm truyền, nặng là sốc phản vệ. Chính vì vậy trước khi chỉ định truyền dịch cần phải khám tổng thể xem người bệnh có những bệnh lý gì, có thể truyền dịch tốc độ như thế nào... để ra y lệnh phù hợp.

Bác sĩ Dũng cho rằng người có tiền sử bệnh tim, phổi truyền dịch nhanh không tốt, nhưng người tiêu chảy mất nước nhiều cần truyền nhanh để bù nước.

TTO - Bé gái 6 tuổi được xác định tử vong khi đang truyền bù nước điện giải tại Bệnh viện Đa khoa quận Lê Chân, TP Hải Phòng.

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Từ “bác sĩ dỏm” hoạt động giữa trung tâm Hà Nội, một cơ sở thẩm mỹ bị tố sai phạm ở Hải Phòng đến vụ tử vong khi chuyển viện tại Thanh Hóa đều là những vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực khám chữa bệnh vừa xảy ra.

Bộ Y tế chỉ đạo báo cáo vụ 'bác sĩ dỏm' giữa thủ đô và đi thẩm mỹ rồi tử vong

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ, Sở Nội vụ TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh xương khớp - thần kinh và cấp phát thuốc miễn phí cho người có công với cách mạng.

Khám, phát thuốc miễn phí cho cựu chiến binh, người có công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar