17/09/2017 08:27 GMT+7

Sài Gòn của tôi, đi thì nhớ gần càng thương

PHẠM MINH HẬU
PHẠM MINH HẬU

TTO - "Giữa trong bộn bề cuộc sống, ai cũng nỗi niềm riêng, vậy mà tình cảm dành cho người lạ với nhau ở Sài Gòn này chẳng bao giờ mất đi, cái tình cảm dung dị mà cao đẹp".

Sài Gòn của tôi, đi thì nhớ gần càng thương - Ảnh 1.

Chỉ với 2.000 đồng, nhiều cảnh đời khó khăn ở Sài Gòn có được bữa ăn ngon hơn tại quán cơm Nụ Cười (TP.HCM) - Ảnh tư liệu

Sau bài viết , bạn đọc Phạm Minh Hậu góp thêm bài cảm nhận này. Theo tác giả, đây là bài viết có thật, góp phần làm đẹp thêm cho tình người Sài Gòn, vốn dung dị và bao dung.

"Sau ngần ấy năm cũng có dịp quay lại cái nơi xóm nghèo mà ngày xưa dân tứ xứ tụ tập về mưu sinh. 

Người ta nói ở cái đất Sài Gòn - hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo. Song, giữa trong bộn bề cuộc sống, ai cũng nỗi niềm riêng, vậy mà tình cảm dành cho người lạ với nhau chẳng bao giờ mất đi, cái tình cảm dung dị mà cao đẹp..."

Phạm Minh Hậu

Gặp chị, cái miệng ấy vẫn nhanh nhẩu như xưa, chị cười xuýt xoa nói bằng cái giọng Quãng Ngãi đặc trưng: "Trời quơi, mày dạo này khác quá, tao nhìn không ra mày ơi. Mập hơn, đẹp trai hơn" - cái câu đó cứ nói đi nói lại mấy lần trong 20 phút gặp gỡ. 

Nhớ ngày xưa nghèo lắm, sáng nào cũng ra quán cháo lòng của chị ăn sáng. Chị biết ăn nhiều, thường chạy qua quán phở bên cạnh mượn cái tô để múc cháo, cháo thì ít và thịt thì nhiều. 10 ngàn một tô chứ mấy mà chị toàn múc cho tô 15 ngàn (nhưng khi đưa tiền toàn lấy 10 ngàn). 

Có bữa không chịu lấy tiền, nói: "Có đáng gì đâu mày, mày đang nghèo mà". Cảm động lắm chứ, thời đó 10 ngàn cũng quan trọng. 

Chị kể: "Bà Út nhắc mày suốt, hỏi mày có gọi điện không? Bả bán bánh mì gần dzìa rồi đó, mày qua mau gặp bả đi". Rồi vội vã đi gặp Út.

Út - người đàn bà lam lũ đặc trưng của miền Tây - lên Sài Gòn mưu sinh, nuôi đứa con gái đi học ở dưới Cần Thơ. Ngày trước ở Sài Gòn chỉ đi bán vé số rồi đi làm giúp việc nhà người ta; bây giờ đỡ hơn là sáng sắm được cái xe bán bánh mì, chiều vẫn đi làm giúp việc.

Gặp gỡ nhau, nói những chuyện trên trời dưới đất. Hỏi ăn bánh mì không? Lắc đầu không, bán có lời bao nhiêu đâu mà cho, đưa tiền thì không lấy. Út kể về đứa con gái đang học năm cuối ở Cần Thơ.

Trời ơi, nó sang lắm mày ơi. Rủ bạn đi ăn hải sản, toàn ăn tôm hùm không à? Mà nó đâu biết nó bị dị ứng với hải sản, ăn xong cái mặt sưng dzù dzù, đi bệnh dziện mấy mấy triệu bạc. Tao làm ở đây, tháng gửi về cho nó 3 triệu mà nó tiêu cái rẹt là hết.

Bực mình nói Út, cái đất Cần Thơ làm như Sài Gòn mà tiêu cái giống gì mà hết 3 triệu, là sinh viên chứ có phải đi làm đâu mà xài sang dữ vậy?

Ờ, tao có biết đâu mày. Nó đi ở trọ, ngủ toàn ngủ nệm; nó về nhà ngủ chiếu nó chê mày ơi, nó nói nằm chiếu đau lưng. Tao đi giúp việc nhà người ta, người ta cho mấy đôi giầy hiệu mà người ta mới đi mấy lần, tao gửi về cho nó. Nó quăng đi nói nó không xài đồ sida.

Út ơi, Út nói thẳng với nó đi Út ơi, chứ sống kiểu đó sao coi được, Út trên này làm cực nhọc mà sao nó không hiểu, cứ đua đòi quen thói. "Nó nói bạn bè nó khen nó, chắc nó là con nhà giàu không à". 

Út kể mà cười, mà trong mắt có chút gì đâu thoáng buồn. Có gì đâu tự hào. Rồi Út kể về thằng con trai "trời đánh" của Út, Út rưng rưng: "Tao vô phúc, không hưởng được phúc con cái như người ta mày ơi".

Thương lắm, hỏi mày ăn bánh mì nha mày. Dạ, Út làm cho con ổ 20 ngàn nha. Ổ bánh mì toàn thịt và thịt, lúc đưa tiền cho Út vậy mà không chịu lấy, cứ nói: "Lâu lâu mày qua chơi mà tiền bạc gì mày?". Nhe răng cười, dạ không Út ơi, "giờ con giàu lắm". Năn nỉ miết rồi cũng nhận, lúc gần về mới thấy khách "sộp" tới mua ổ bánh mì 30 ngàn. 

Nhìn thấy Út bán mới nhận ra rằng ổ bánh mì 20 ngàn của mình thực ra là ổ 40 ngàn. Tự nhiên trào nước mắt, hẹn Út lần tới con đến thăm sẽ tặng quà cho Út.

Rồi gặp cái thằng Thừa, cái thằng hơn 1 tuổi, cũng dân miền Tây. Nó ngày xưa "giàu" nhất cái xòm nghèo này, quen con nhỏ cũng miền Tây, nhỏ bán vé số. Hai đứa ở gần phòng nhau. 

Ngày xưa yêu nhau thắm thiết lắm nha, đi đâu cũng có cặp có đôi, chiều chiều nhỏ bán vé số đi làm về đi chợ nấu ăn cho 2 đứa ăn. Rồi nó cho tiền nhỏ đi học uốn tóc, chỉ hy vọng sau này không đi nắng ngoài trời, cũng có cái nghề cái nghiệp ổn định. Cuối cùng 2 đứa nó cưới nhau.

Trời đúng là khó đoán. Cái đùng nó bị suy thận, chạy chữa tùm lum chỗ rồi bệnh viện trả về nằm 1 chỗ. Nhỏ bán vé số (mà bây giờ đi làm ở tiệm tóc rồi) suốt ngày chì chiết nó. Nó chỉ nằm chờ tới ngày chết. 

Mẹ nó lên thăm, nước mắt dài ngắn cứ thi nhau chảy, bà đi xét nghiệm bệnh viện và định cho nó quả thận. Chẳng biết mẹ chồng con dâu cãi nhau chuyện gì, bà giận đùng đùng bỏ về, buông câu: "Tao không cho nữa. Nó cũng gần chết rồi thì cho nó chết. Tao không ngu mà đi cho thận".

Chắc năm nay thằng Thừa không qua khỏi.

Tự nhiên thấm thía, ở cái đất Sài Gòn - hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo - đủ tình cảm, đủ loại người. Giữa trong bộn bề cuộc sống, ai cũng nỗi niềm riêng, vậy mà tình cảm dành cho người lạ với nhau chẳng bao giờ mất đi, cái tình cảm dung dị mà cao đẹp. 

Thương lắm Sài Gòn ơi.

Hãy lắng lại đôi chút trong cuộc sống hối hả này để chia sẻ những khoảnh khắc, những câu chuyện mà bạn nghe thấy, quan sát được xung quanh để chúng ta cùng thấy cuộc đời còn có rất nhiều mảnh ghép thú vị khác. Xin mời bạn gửi những sẻ chia, cảm nhận của mình về địa chỉ: [email protected] hoặc [email protected]. Cảm ơn bạn!

PHẠM MINH HẬU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Giải thưởng Tôn vinh Nghị lực Việt dành cho thanh niên khuyết tật sẽ xem xét tôn vinh, hỗ trợ những tấm gương khởi nghiệp sáng tạo bằng nội dung số.

Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp bằng công nghệ được tiếp sức

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Sống ở thành phố mà lại phải ngủ lại công ty, ngủ nhờ nhà bạn hay đồng nghiệp, chỉ vì trời mưa.

Cứ mỗi lần mưa lớn giờ tan tầm ở Thủ Đức, mẹ lại gọi 'con ơi, khoan về'

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nấu ăn không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon?

Sau vụ việc hàng loạt bột ngọt, hạt nêm giả bị cơ quan công an triệt phá, nhiều gia đình băn khoăn làm sao để nấu ăn mà không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon.

Nấu ăn không cần bột ngọt, hạt nêm mà vẫn ngon?

Nôn nao chờ lương để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Báo Tuổi Trẻ tiếp tục được đón nhận nhiều tấm lòng của bạn đọc hướng về người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất.

Nôn nao chờ lương để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

'Bà Quý ve chai' dành 4 ngày tiền lời ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất

Danh sách đóng góp hỗ trợ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar tiếp tục dài hơn với nhiều câu chuyện cảm động.

'Bà Quý ve chai' dành 4 ngày tiền lời ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng động đất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar