13/04/2021 14:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Những chuyến xe buýt rộng lòng

HUỲNH NHƯ
HUỲNH NHƯ

TTO - Khác xa với những lo lắng ban đầu của tôi về xe buýt, những chuyến xe buýt của thành phố này trong tôi gắn liền với những kỷ niệm thật đẹp.

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Những chuyến xe buýt rộng lòng - Ảnh 1.

Người dân chờ xe buýt, trước mặt là phố phường với dòng người hối hả - Ảnh: HUỲNH NHƯ

Tại trạm xe hay trên chiếc xe hằng ngày trở về nhà, tôi cảm nhận được tất tần tật "hương vị" đặc trưng của TP.HCM.

Ban đầu tôi cứ nghĩ chỉ có sinh viên chúng tôi đi xe buýt, chỉ có những người có hoàn cảnh khó khăn mới chọn xe buýt. Vì ai cũng biết xe buýt không di chuyển nhanh bằng những phương tiện khác. Nhưng tôi đã nhầm.

Ai cũng có thể đi xe buýt

Đi xe buýt, tôi gặp cô bán hàng rong cứ tầm 7h tối sẽ đứng ở trạm quen thuộc và lên xe. Tôi gặp những bạn trẻ sinh viên trạc tuổi mình. Có khi tôi gặp cả anh thanh niên trẻ, áo quần bảnh bao, ngồi trên xe buýt mở máy tính check email của khách hàng.

Chợt nhận ra xe buýt thật sự giống với Sài Gòn. Nơi đâu có người vẫy gọi thì xe buýt sẽ dừng, hầu như chẳng bao giờ bỏ lại một ai, dù chuyến xe đã đông nhưng vẫn cố gắng cho khách lên, vì người ta hiểu ai cũng cần đến đích.

Sài Gòn cũng vậy, dù đôi khi chúng ta vẫn cứ than vãn thành phố này đông người, chật chội, kẹt xe nhưng qua bao tháng năm vẫn dang rộng vòng tay đón người tứ xứ.

Xe buýt khiến người ta phải sống nhanh hay chậm lại không ít nhỉ? Sống nhanh khi chúng ta bước lên, nhanh vì ai cũng có hành trình của mình. Sống chậm là khi ngồi trên xe và quan sát thành phố qua cửa xe, là khi tình cờ ngồi nghe câu chuyện của cô tiếp viên: cô chỉ mong có được căn nhà nhỏ, có thể trồng cây cảnh.

Mỗi người trên chuyến xe đều xuống những trạm khác nhau. Nhưng tôi tin điểm chung là trên chuyến xe ấy ai cũng đều đang cố gắng, đều có những giấc mơ của riêng mình.

Tình người ấm áp từ những chuyến xe

Tôi đã sợ đến run cả tay chân, vội vàng kiểm tra tư trang khi một lần ngủ quên trên xe, tỉnh dậy mọi người đều xuống xe và chỉ còn một người đàn ông ngồi bên cạnh. Thật may, không sao!

Trên những chuyến xe buýt ở thành phố này, tôi thấy được cái ấm áp của tình người. Đó là cảm giác hạnh phúc nguyên ngày khi sáng sớm tôi tìm hoài vẫn không đủ 3.000 đồng lẻ để trả tiền vé, chị tiếp viên chỉ nhẹ nhàng vỗ vai và nói: "Không sao đâu em, chị bù cho". Chỉ 1.000 đồng thôi nhưng tôi có cảm giác mình đã nhận được từ chị cả triệu bạc.

Nếu chỉ nhìn qua, ai cũng sẽ nghĩ và vội vàng nhận xét rằng bác tài và tiếp viên xe buýt lúc nào cũng khó tính, dữ dằn. Nhưng nếu để ý kỹ thì nhận ra họ thực sự rất dễ thương: họ gọi nhờ mọi người nhường ghế cho phụ nữ mang thai khi xe quá đông khách, chỉ đường cho hành khách xuống trạm một cách kỹ lưỡng.

Hay có những ngày đi học quân sự, khi chúng tôi đang lang thang đến khu quân sự thì bác tài dừng xe bảo chúng tôi lên luôn và không cần thu vé.

Thế hệ trẻ chúng tôi bây giờ cứ than vãn trên mạng, đôi khi nhận xét về nam giới với những cái nhìn tiêu cực. Nhưng trong hầu hết những chuyến xe đã đi, tôi đều thấy hình ảnh các bạn nam chủ động nhường ghế cho người già và "một nửa thế giới". Một hành động nhỏ không thể đánh giá được tất cả nhưng chí ít nó khiến ta thấy có niềm tin hơn, thấy vui hơn.

Xe buýt, chuyện đời người

Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy xe buýt đôi khi bất tiện, người Sài Gòn đi xe máy, mấy ai không bận tâm khi nghe tiếng còi xe buýt liên tục kêu réo? Nhưng cũng với rất nhiều người đang sống tại thành phố này, xe buýt chính là "cứu tinh" tuyệt vời.

Thử hỏi có loại phương tiện nào, có người tài xế nào đồng ý chở cô bán hàng rong và nguyên gánh hàng của cô một đoạn đường với mức giá chưa đến 10.000 đồng, ngoại trừ xe buýt?

Và chúng tôi, chỉ cần đưa ra tấm thẻ sinh viên và 3.000 đồng là dường như có thể đi khắp thành phố. TP.HCM này rộng lớn, đông dân như thế, những chiếc xe buýt như san sẻ những áp lực của sự đông đúc, tấp nập.

Có đôi lúc ngồi trên chuyến xe, tôi lo sợ và không dám ngủ vì sợ lỡ trạm, sợ ai đó lấy đồ mình. Có đôi lúc tôi chán nản vì xe buýt sao đi lâu quá, và đôi lúc bác tài lỡ dừng xa trạm làm tôi phải đi bộ thật xa để về nhà!

Có đôi lúc người Sài Gòn sẽ thấy xe buýt thật bất tiện… Nhưng nếu không có xe buýt, nếu trên đường đi không nghe âm thanh xe ra vào trạm, thành phố sẽ thật trống vắng biết mấy! Xe buýt chở người Sài Gòn, chở chuyện đời, chở những giấc mơ!

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Những chuyến xe buýt rộng lòng - Ảnh 2.
Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: 'Có bây đó đồ ăn, không phải tiền nong gì'

TTO - Vợ chồng nhỏ từ nơi khác đến. Giữa TP.HCM ồn ào náo nhiệt, vợ chồng nhỏ chọn một căn hộ chung cư dành cho người thu nhập thấp, vừa yên tĩnh lại vừa hợp túi tiền.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar