08/06/2006 17:15 GMT+7

Sacombank vào cuộc chơi

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn
Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Với sự niêm yết của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vào tháng 7 tới, khối lượng hàng hóa giao dịch trên sàn sẽ tăng gần gấp đôi, quy mô thị trường chứng khoán được nâng lên một nấc mới.

Phóng to
Ông Đặng Văn Thành (trái), Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, nhận giấy phép niêm yết cổ phiếu Sacombank hôm 6-6-2006.
Với sự niêm yết của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vào tháng 7 tới, khối lượng hàng hóa giao dịch trên sàn sẽ tăng gần gấp đôi, quy mô thị trường chứng khoán được nâng lên một nấc mới.

Và chính từ mặt bằng mới đó, thị trường có điều kiện để bứt phá đi lên. Tuy nhiên, cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, không chỉ dừng ở việc nhấn mạnh ý nghĩa đó, mà còn khắc họa nét chính “chân dung” ngân hàng sau ngày niêm yết.

* Sacombank là doanh nghiệp lớn nhất trên sàn xét về quy mô vốn pháp định, đồng thời lại không có cổ đông nhà nước, gần như 100% cổ phiếu có thể được giao dịch ngay. Thực sự lãnh đạo ngân hàng có cảm thấy lo trước bước ngoặt này?

- Với những doanh nghiệp chuẩn bị tốt, thì lên sàn là tham gia cuộc chơi đẳng cấp hơn, hòa nhập vào môi trường cạnh tranh hơn. Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc chơi này từ hai năm trước, ý thức được trách nhiệm của ngân hàng trước 7.000 cổ đông và lượng nhà đầu tư có thể tăng thêm sắp tới. Sự phát triển nhanh chóng, có tính căn bản của thị trường chứng khoán năm tháng qua cho thấy các nhà đầu tư giờ đã khác. Họ chấp nhận cuộc chơi ở mức độ cao hơn và chính vì thế, trách nhiệm của doanh nghiệp niêm yết cũng phải được nâng lên.

* Trách nhiệm ấy thể hiện cụ thể như thế nào, thưa ông?

- Việc xây dựng kế hoạch cũng như điều hành kinh doanh của chúng tôi phải chuẩn mực và chính xác. Trước đây kế hoạch và điều hành có một biên độ co giãn, nhưng hiện nay độ chính xác so với thực tế phải sát hơn. Chẳng hạn việc thiết kế các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của từng tháng, từng quí phải sát với khả năng thực tế, làm sao để nhà đầu tư yên tâm trong một thời gian dài.

Bộ máy nhân sự cũng thế. Từ nay trở đi, mỗi năm chúng tôi phải bầu lại một phần ba thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT). Theo Luật các Tổ chức tín dụng, HĐQT bầu lại sau mỗi nhiệm kỳ bốn hoặc năm năm. Nay theo quy định của Ủy ban Chứng khoán, HĐQT phải được bầu lại hàng năm.

* Ngoài khía cạnh trách nhiệm, theo ông, điều gì đang được nhà đầu tư chờ đợi ở Sacombank?

- Tôi nghĩ đó là hiệu quả kinh doanh và những lợi ích mà việc niêm yết đem lại. Sacombank hiện có 500 tỉ đồng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Trong tháng 7-2006, quỹ này sẽ được bổ sung thêm trên dưới 2.000 tỉ đồng nữa từ việc phát hành thêm 300 tỉ đồng cổ phiếu thông qua đấu giá trên thị trường chứng khoán.

Chúng tôi dành một tỷ lệ thích hợp để đầu tư cho cổ phiếu ngân quỹ và can thiệp khi xảy ra dư thừa và khan hiếm giả tạo cổ phiếu Sacombank. Trong tương lai quỹ sẽ được nâng lên đến mức tối đa theo quy định về chứng khoán.

* Như trên ông nói, Sacombank có khối lượng cổ đông đông đảo và cơ cấu cổ đông đa dạng. Liệu có sự thay đổi cơ cấu cổ đông khi ngân hàng lên sàn? Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến cổ đông pháp nhân.

- Sacombank có nhiều cổ đông pháp nhân lớn, kể cả cổ đông nước ngoài. Ba đối tác nước ngoài hiện sở hữu khoảng 27% cổ phần ngân hàng. Như vậy, chúng tôi còn khoảng 3% dành cho nhà đầu tư nước ngoài (theo quy định của Nhà nước, mặc dù niêm yết, nhưng nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 30% cổ phần ngân hàng, khác với doanh nghiệp khác là 49% - NV).

Hơn nữa, tính thanh khoản của cổ phiếu Sacombank khá tốt và khi niêm yết chắc chắn độ thanh khoản sẽ còn tăng. Điều này cho thấy cơ cấu cổ đông có thể thay đổi, nhưng thay đổi đến mức nào thì chúng tôi chưa lường hết được. Tuy nhiên, những chuyển nhượng lớn, trên 5% cổ phiếu ngân hàng, phải được thông báo trước cho cơ quan quản lý thị trường.

* Nhìn từ góc độ thay đổi cơ cấu cổ đông, ông nhận định thế nào về rủi ro cũng như khó khăn có thể có đối với ngân hàng sau khi lên sàn?

- Với một lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, tất nhiên không tránh khỏi những lo ngại như nếu cổ phiếu xuống giá, người gửi tiết kiệm có thể hoang mang, gây phản ứng dây chuyền... Nhưng chúng tôi tự tin, lường hết rủi ro để xử lý nó.

Vấn đề là ở chỗ mọi hoạt động, quy trình, quy chế phải chuẩn mực tối đa và duy trì tính chuẩn mực đó trên diện rộng, toàn bộ hệ thống. Sacombank đã chuẩn bị để công bố thông tin không chỉ hàng quí như quy định, mà hàng tháng, thậm chí hàng tuần và công bố ngay khi cần thiết.

* Phản ứng của cổ đông Sacombank như thế nào trước quyết định niêm yết vào tháng 7-2006?

- Cổ đông trong và ngoài nước ủng hộ tuyệt đối. Trước đây chúng tôi đưa ra lộ trình niêm yết năm 2005-2006 và ngân hàng đã thực hiện đúng lộ trình đó.

* Và phản ứng của các ngân hàng đồng nghiệp?

- Các đồng nghiệp ủng hộ Sacombank. Họ đang quan sát sự lên sàn của Sacombank như một thử nghiệm để rút kinh nghiệm cho sự tham gia thị trường chứng khoán của chính họ. Tôi nghĩ các ngân hàng sẽ dõi theo từng bước đi của chúng tôi.

* Nếu VN gia nhập WTO vào tháng 11-2006, thì việc Sacombank niêm yết bốn tháng trước khi cánh cửa WTO mở được đánh giá là “thiên thời”. Nhiều người đang kỳ vọng tấm vé lên chuyến tàu WTO sẽ giúp thị trường chứng khoán có thêm dòng vốn đầu tư. Ông có bao giờ so sánh đây là cơ hội lớn hay thách thức lớn cho Sacombank?

- Quy luật thị trường không khoan nhượng với bất cứ doanh nghiệp nào tham gia cuộc chơi mà không chuẩn bị một nền tảng vững vàng. WTO là cuộc chơi cao cấp với doanh nghiệp, cơ hội để bắt kịp dòng chảy chung. Song, dòng chảy ấy, theo tôi, là rất xiết và muốn trụ vững phải toan tính sức chịu đựng, toan tính những bước đi nhanh, chậm để không lỡ nhịp và bị gạt ra rìa.

* Dường như ông đang hào hứng với cuộc chơi đó?

- Cả Sacombank hào hứng. Mục tiêu của chúng tôi là nâng vốn chủ sở hữu lên 10.000 tỉ đồng trong năm 2007. Đến cuối tháng 7 này, vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ là 4.500 tỉ đồng, chưa kể toàn bộ lợi nhuận năm nay sẽ được để lại. Tháng 10-2006, cổ đông ngân hàng sẽ được hưởng cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 10%. Cổ tức của năm 2006 cũng sẽ được chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ dự kiến 10-12%.

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truy quét hàng giả, hàng nhái: Doanh nghiệp chân chính có 'đất sống'

Công cuộc truy quét hàng giả, hàng kém chất lượng đang giúp nhiều tiểu thương, doanh nghiệp làm ăn chân chính tự tin nhập hàng, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Truy quét hàng giả, hàng nhái: Doanh nghiệp chân chính có 'đất sống'

Đầu tư vào Việt Nam, vươn ra thị trường châu Á gần 5 tỉ dân

Dù có các biến động về thuế quan buộc phải tính toán lại chuỗi cung ứng, song Việt Nam vẫn được xem là “cánh cửa” quan trọng để doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào thị trường hơn 4,8 tỉ người dân châu Á.

Đầu tư vào Việt Nam, vươn ra thị trường châu Á gần 5 tỉ dân

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỉ USD tiền thuế nhập khẩu trong tháng đầu áp thuế toàn cầu

Doanh thu từ thuế nhập khẩu của Mỹ đạt kỷ lục 24,2 tỉ USD trong tháng 5 - tháng đầu tiên áp dụng mức thuế 10% toàn cầu theo chính sách thương mại của ông Trump.

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỉ USD tiền thuế nhập khẩu trong tháng đầu áp thuế toàn cầu

Saigon Co.op: hợp tác xã nâng tầm chuỗi giá trị hàng Việt

Hơn 35 năm hình thành và phát triển, từ tên gọi ban đầu 'Hợp tác xã mua bán TP.HCM', Saigon Co.op đã vươn lên thành hệ thống bán lẻ hiện đại với gần 1.000 điểm bán trên khắp cả nước.

Saigon Co.op: hợp tác xã nâng tầm chuỗi giá trị hàng Việt

Tin tức sáng 5-7: Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ lên 10 năm; Đề nghị trách nhiệm nếu chậm chuyến bay

Tin tức đáng chú ý: Đề nghị bổ sung trách nhiệm chậm, hủy chuyến bay; Tài khoản chứng khoán mở mới tăng kỷ lục; Tăng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ lên 10 năm, thay vì 5 năm như trước...

Tin tức sáng 5-7: Tăng thời hiệu kỷ luật cán bộ lên 10 năm; Đề nghị trách nhiệm nếu chậm chuyến bay

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản hút hàng ngàn du khách tại Đà Nẵng

Tối 4-7, Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản TP Đà Nẵng lần thứ 10 năm 2025 khai mạc tại công viên Biển Đông (TP Đà Nẵng), thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến vui chơi, trải nghiệm.

Lễ hội Việt Nam - Nhật Bản hút hàng ngàn du khách tại Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar