14/01/2025 15:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sách Tết: Khúc dạo đầu của mùa xuân

HỒ LAM
và 1 tác giả khác

Sách Tết không chỉ gợi lên cảm xúc trông mong đến ngày được về nhà đoàn viên mà còn chứa đựng những khấp khởi, hy vọng cho một năm mới khởi đầu thuận lợi.

Sách Tết: Khúc dạo đầu của mùa xuân - Ảnh 1.

Sách Tết Ất Tỵ 2025 và sách Tết ba miền - Ảnh: HỒ LAM

Bước sang năm thứ bảy, sách Tết Ất Tỵ 2025 do Công ty Đông A phát hành vẫn là "món ăn tinh thần" quen thuộc mỗi dịp xuân về và phù hợp với mọi đối tượng độc giả từ cao niên đến nhỏ tuổi.

Còn Tết ba miền (sách song ngữ Anh - Việt) của Thái Hà Books thì giới thiệu không khí Tết cổ truyền ba miền Bắc - Trung - Nam với góc nhìn sáng tạo, sâu sắc. Độc giả nước ngoài cũng có thể đọc để hiểu hơn về Tết Việt Nam.

Tết Tết Tết, Tết đến rồi...

Sách Tết 2025 gồm năm phần: khúc dạo đầu của mùa xuân, văn, thơ, nhạc, họa... có chủ đề mùa xuân và ngày Tết. Cũng như những cuốn sách Tết đã ra mắt trước đó, ấn phẩm này thành hình từ sự góp sức của đông đảo tác giả, họa sĩ.

Năm nay, có những suy ngẫm, chiêm nghiệm trước khi xuân về Tết đến của Trung Sỹ qua bài Mở toang cánh cửa năm mới

"Tết Tết Tết Tết đến rồi! Với những người ham công tiếc việc, Tết đến nhanh bất ngờ như một tình cờ...".

Nguyễn Ngọc Tiến đặt câu hỏi: "Người Việt còn ăn Tết đến bao giờ?".

Bạn đọc còn biết được kỷ niệm đón Tết năm Quý Tỵ 1953 tại An toàn khu Tuyên Quang của đạo diễn Xuân Phượng trong Bánh chưng sắn và xem phim giữa rừng...

Những sáng tác xúc cảm ở phần văn như: tình cảm nhen nhóm giữa chàng lính biển và em gái đồng đội trong Quà biển của Lê Minh Khuê; 

Quá trình từ hiểu lầm tới đồng cảm của bà cụ người Nhật với hai nữ thực tập sinh Việt Nam trong Chủ nhật mùng một xa xứ của Thư Uyển... khiến bạn đọc cảm nhận mùa xuân, cuộc đời thêm phần ý vị, bay bổng.

Còn phần thơ, những câu từ trong trẻo, dịu dàng, trầm ngâm của Trần Đức Cường, Hữu Việt, Chu Hoạch, Chế Lan Viên, Trương Quang Thứ... như đang gọi mùa xuân về.

Phần nhạc có Bài ca hy vọng (Văn Ký), Mùa xuân làng lúa làng hoa (Ngọc Khuê), Đất nước mùa xuân (Hoàng Vân) với lời bình của Nguyễn Thị Minh Châu. Phần họa giới thiệu họa sĩ tuổi Tỵ Đào Hải Phong với lối đi khó lẫn, biến điểm yếu thành phong cách riêng.

Tết là ba mươi tháng chạp, mùng một tháng giêng

Với sách Tết ba miền do tác giả Lê Rin biên soạn là bức tranh sống động tái hiện không khí chuẩn bị Tết của người Việt từ ngày 15 tháng chạp cho đến hết mùng 3 Tết.

Sách Tết: Khúc dạo đầu của mùa xuân - Ảnh 2.

Sách Tết ba miền

Từ những ngày đầu tháng chạp, cả gia đình tất bật dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị đồ thờ cúng và nhặt lá mai để cây kịp ra hoa đúng dịp. 

Khi đến ngày 23, không khí trở nên trang trọng với lễ cúng ông Công, ông Táo, nghi thức tiễn Táo quân về trời hay dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ...

Sau đó từng mốc thời gian lại được khắc họa sinh động qua những hoạt động: gói bánh chưng, bánh tét, bày mâm ngũ quả, sắm Tết ở chợ hoa...

Xuyên suốt cuốn sách luôn có dòng chữ: "Tết là, ba mươi tháng chạp, mùng một tháng giêng". 

Đây là hai thời điểm quan trọng nhất trong dịp Tết cổ truyền của người Việt.

Tác giả Lê Rin gợi ý nhiều món ăn thường xuất hiện trong mâm cơm cúng tất niên của ba miền Bắc - Trung - Nam và xuyên suốt những ngày Tết như: bánh chưng, dưa hành, thịt đông, tôm chua, thịt ngâm mắm, củ kiệu, bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt...

Tết ba miền còn đề cập đến những thói quen, tập quán của người Việt liên quan đến Tết cổ truyền như: cảnh gói bánh tét bên bếp lửa hồng, làm hoa giấy ở làng Thanh Tiên, nghệ thuật chế tác đầu lân tinh xảo ở Chợ Lớn hay khung cảnh tấp nập tại chợ hoa Sa Đéc.

Một lựa chọn chơi Tết khác

Sách Tết: Khúc dạo đầu của mùa xuân - Ảnh 3.

Sách Nhâm nhi Tết Ất Tỵ - Ảnh: NXB Kim Đồng

NXB Kim Đồng ra sách Tết Nhâm nhi Tết Ất Tỵ gồm 22 sáng tác thơ, văn, tranh của nhiều tác giả chủ đề xuân và Tết.

Bạn đọc sẽ tìm thấy những câu chuyện nhỏ thú vị, ấm áp về mùa xuân được kể trong Mùa xuân có đẹp không? của May, Quà của mùa xuân của Nguyễn Thị Như Hiền, Chuyến phiêu lưu tìm Nắng Ấm của Lê Chip, Đội cứu hộ mười hai con rắn của Trần Quốc Toàn và Cư dân bí ẩn của rừng U Minh Hạ của Đoàn Mai Anh.

Chùm thơ ca ngợi mùa xuân đáng yêu và trong trẻo của các tác giả Vũ Thị Thanh Tâm, Phạm Anh Xuân, Trương Thiếu Huyền, Hoa NTk, Lê Điểm.

Nhà văn Trương Quý kể cho các em nghe về lịch sử ra đời bài hát ý nghĩa Bài ca chữ S của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Truyện tranh one shot Giải cứu cá chép của họa sĩ LinhRab là niềm vui nhẹ nhàng, dí dỏm, mang đến tiếng cười cho những ngày đầu năm mới.

Và không thể thiếu những trang viết về rắn qua các bài viết Rắn thần nước Việt, Làng Lệ Mật và điệu múa giảo long, chuyện Cao Bá Quát - vị danh nhân tuổi rắn...

Hẹn nhau tháng tám, di cảo của tác giả Trăm năm cô đơn

Theo Cristóbal Pera, biên tập viên của Gabriel García Márquez (1927-2014), từ năm 1999, nhà văn đã đọc to bản thảo chương đầu tác phẩm En agosto nos vemos (Hẹn nhau tháng tám) tại Casa de América ở Madrid.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

PGS.TS Phạm Văn Tình - chuyên gia về ngôn ngữ học, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam học - đột ngột qua đời sáng sớm nay, 10-5.

PGS.TS Phạm Văn Tình đột ngột qua đời

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Cuốn sách 'Ăn xanh sống lành' vừa được đầu bếp Trần Lê Thanh Thiện giới thiệu đến mọi người, gửi thông điệp: Ăn chay không đơn thuần vì tôn giáo, mà vì sức khỏe an lành của chúng ta.

Làm món đậu hũ xốt mắc khén Lai Châu, củ sen Đồng Tháp chiên giòn cùng đầu bếp Thanh Thiện

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an

Đơn vị tổ chức mô phỏng bắn súng thần công ở khu vực Kỳ đài Huế được yêu cầu cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của loại pháo cho Công an TP Huế.

Vụ bắn súng thần công ‘lạc’ vào khán giả: Đề nghị cung cấp giấy tờ nguồn gốc pháo cho công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar