21/11/2014 10:50 GMT+7

Không cạnh tranh nổi với SGK mới của Bộ Giáo dục - đào tạo

VIỄN SỰ
VIỄN SỰ

TT - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trấn an rằng đề án đổi mới sách giáo khoa đã “nâng lên đặt xuống” nhiều năm, nhiều lần sửa đổi từ nội dung đến kinh phí nhưng các đại biểu vẫn băn khoăn.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Mặc dù Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã được Quốc hội ưu ái dành 10 phút để đăng đàn phát biểu (quá thời gian ba phút) trong tư cách một đại biểu để giải thích xung quanh việc Bộ GD-ĐT sẽ tham gia thực hiện một bộ sách giáo khoa (SGK) mới, tuy nhiên nhiều đại biểu vẫn chưa yên tâm.

“Phá sản” mục tiêu xã hội hóa

Chưa có đánh giá tác động của đề án

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng Bộ GD-ĐT còn thiếu sót khi không có báo cáo tác động đi kèm đề án như quy định của pháp luật. “Một đề án liên quan đến số phận của hàng chục triệu người mà không có báo cáo tác động thì đại biểu rất thiếu cơ sở đánh giá” - bà Thúy nói.

Và theo đại biểu Thúy, nếu duy ý chí để biểu quyết thì coi chừng 5-10 năm sau sẽ phải quay lại từ đầu, lãng phí nguồn lực và gây ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói: “Tôi cam đoan tuyệt nhiên không có vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong việc biên soạn SGK”.

Ông Luận nói do yêu cầu rất cao về mặt khoa học, việc biên soạn SGK trước đây vốn không có nhiều người tham gia. Và dự báo lần này số người tham gia làm SGK còn ít hơn. Việc xã hội hóa thực hiện SGK sẽ dẫn tới hai khả năng: Thứ nhất là các nhóm biên soạn sẽ tham gia tạo ra bộ SGK tốt. Và khả năng thứ hai là... không có được SGK đủ chất lượng, đúng thời hạn(!).

Nhưng ông Luận cũng khiến nhiều đại biểu hoang mang khi trình bày: “kinh nghiệm lịch sử” cho thấy khả năng thứ hai rất dễ xảy ra. Vì thế: “Việc Bộ GD-ĐT cùng tham gia soạn một bộ SGK để bất kỳ tình huống nào xảy ra thì ngành giáo dục cũng có được một bộ SGK tốt, đạt chuẩn” - ông Luận nói.

Nhưng nhiều đại biểu thì không nghĩ như vậy. Đại biểu Nguyễn Minh Diệu (Quảng Bình) nói: “SGK của bộ sẽ ra trước, trong điều kiện không có đối chứng, không có cạnh tranh, không có sự lựa chọn thứ hai thì sự lo lắng về tính khách quan là hoàn toàn có cơ sở”.

Đại biểu Nguyễn Minh Diệu nói chỉ riêng điểm này đã làm “phá sản” mục tiêu xã hội hóa SGK của đề án. Vì khi sách của bộ đã ra trước, được sử dụng trước thì không còn khuyến khích, hấp dẫn được các cá nhân đầu tư biên soạn.

Và chưa kể đến có sách của bộ thì sự “cạnh tranh sẽ ra sao, các cơ sở giáo dục lựa chọn sách như thế nào? Đó là một câu hỏi mà Quốc hội không thể không đặt ra” - đại biểu Nguyễn Minh Diệu nói.

Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cũng đồng ý với quan điểm của đại biểu Nguyễn Minh Diệu và cho rằng phụ huynh học sinh dĩ nhiên sẽ thiên về lựa chọn sách của Bộ GD-ĐT hơn sách của các nhóm khác, đồng thời chính Bộ GD-ĐT cũng không tránh được cái nhìn chủ quan, khắt khe hơn khi đánh giá SGK của các cá nhân, tổ chức khác.

Phân tích của các đại biểu đã vỡ vạc khá nhiều điều và đã được đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) đưa thêm nhận xét là đọc xong chưa thấy rõ đề án nói về sự tham gia của các cá nhân, tổ chức khác trong việc biên soạn SGK thế nào.

“Cách thể hiện trong đề án có cảm tưởng như cũng chỉ có một bộ sách và do một chủ thể duy nhất là Bộ GD-ĐT thực hiện mà thôi” - bà Thùy Trang đúc kết.

Phải thận trọng

Đứng ở góc độ một phụ huynh, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang đặt vấn đề về tính khả thi của đề án: “Thực hiện đề án về SGK theo tôi phải kèm theo hai đề án nữa để đạt chuẩn đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. SGK theo đề án mới có cả tham quan, thực địa hội thảo, giao lưu.

Bao nhiêu trường có đủ kinh phí, cơ sở vật chất thực hiện, bao nhiêu giáo viên có đủ năng lực để thực hiện đại trà? Thậm chí phải đổi mới cả chương trình của các trường sư phạm mới làm được. Điều này làm tôi chưa yên tâm”.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết băn khoăn về vấn đề cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên đã được bàn thảo, cân nhắc rất nhiều.

Tuy nhiên, để đổi mới căn bản giáo dục, Chính phủ hiện có đến 18 đề án khác nhau, trong đó có đề án về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, đổi mới trường sư phạm và mong đại biểu yên tâm.

Ông Luận cũng thông tin thời gian qua Bộ GD-ĐT đã thử nghiệm một số chương trình mới trong giảng dạy rộng khắp trên cả nước và nhận thấy giáo viên vùng xa vùng sâu tuy có bỡ ngỡ bước đầu nhưng sau đó bắt kịp nhanh, thậm chí “bắt nhịp cái mới còn nhanh hơn cả giáo viên thành thị”.

Một băn khoăn không nhỏ của nhiều đại biểu là chương trình SGK mới liệu có “phủ nhận sạch trơn” những ưu việt của SGK đang sử dụng.

Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông), phải đổi mới chừng mực và thận trọng ở từng cấp học, không nên làm cuốn chiếu quá nhanh để học sinh quen dần và có sự kiểm nghiệm chương trình mới.

Đại biểu Hạnh cũng đề nghị phải công khai lấy ý kiến xã hội ngay từ giai đoạn đầu để khi thành chương trình cứng, khi SGK mới đã thành pháp lệnh thì sẽ có sự đồng thuận cao của xã hội.

[poll width="400px" height="300px"]30[/poll]

VIỄN SỰ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Suối Bà Lúa - con suối chạy qua một số khu công nghiệp ở thành phố Biên Hòa rồi đổ ra sông Đồng Nai - sủi bọt trắng xóa bất thường khiến người dân không khỏi lo lắng.

Con suối trung tâm TP Biên Hòa nổi bọt trắng xóa bất thường

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Lo lắng dự án vành đai 3 TP.HCM bị chậm do thiếu cát, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư báo cáo thẳng, kỹ, không lòng vòng.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Vành đai 3 thiếu cát, Ban Giao thông phải nói chính xác nguyên nhân

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng khu vực chợ Thủ Đức vẫn ngập nặng mỗi khi mưa. TP Thủ Đức kiến nghị TP.HCM chấp thuận xây dựng hai dự án giảm ngập cho chợ Thủ Đức với hơn 5.000 tỉ đồng.

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư với chiều dài 125km, 4 làn xe hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư 43.734 tỉ đồng.

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar