25/03/2025 18:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sa Pa đề xuất tên gọi mới thay tên gọi xã, phường

Thị xã Sa Pa (Lào Cai) đang xây dựng phương án sáp nhập cấp xã, với hai phương án chỉ còn 2 hoặc 3 đơn vị hành chính và đề xuất ‘tên gọi mới’ là Vùng, Khu thay cho tên gọi xã, phường.

sa pa - Ảnh 1.

Nhà thờ đá Sa Pa - Ảnh: NAM TRẦN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 25-3, ông Tô Ngọc Liễn, chủ tịch UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), cho biết địa phương đang xây dựng phương án sáp nhập cấp xã trên địa bàn, theo hướng đề xuất hai phương án chỉ còn 2 hoặc 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Hai trăn trở của Sa Pa khi không tổ chức cấp huyện

Ông Liễn khẳng định việc không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã theo kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là chủ trương lớn, đúng đắn, có tính chiến lược để thúc đẩy đất nước phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện, thị xã Sa Pa có những băn khoăn, trăn trở về tên gọi đối với các xã phường sau khi sáp nhập như thế nào cho phù hợp, để giữ được vai trò, vị thế sau khi bỏ cấp huyện.

Thứ nhất, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính thì cần xác định được dư địa để phát triển thị xã Sa Pa và kế thừa được sự phát triển của Khu du lịch quốc gia Sa Pa mang tầm quốc tế, theo định hướng phát triển chung của tỉnh và quốc gia.

Thứ hai, hiện nay thị xã Sa Pa đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều địa phương cấp huyện trong nước và quốc tế. Và Sa Pa là thành viên của Liên minh Du lịch các thành phố hữu nghị do thành phố Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) khởi xướng và ở đó có nhiều thành phố của Trung Quốc, Lào, Myanmar. Ngoài ra đã thiết lập mối quan hệ với một số địa phương của Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil và một số tổ chức quốc tế khác.

"Theo lộ trình bỏ cấp huyện, thị xã Sa Pa trăn trở khi đó các mối quan hệ từ trước đến nay sẽ xử trí như thế nào với tên gọi phường, xã và sẽ đối đẳng, hợp tác hữu nghị với các địa phương bạn như thế nào?

Do vậy sau khi sáp nhập cần nghiên cứu kỹ tên gọi cấp cơ sở dưới cấp tỉnh, thay vì gọi đối với đô thị là "phường", đối với nông thôn là "xã" như thế nào cho phù hợp, để xứng tầm thiết lập trong mối quan hệ quốc tế khi bỏ cấp huyện (cấp trung gian) với một địa phương trên 120 năm lịch sử phát triển du lịch như Sa Pa" - ông Liễn chia sẻ.

sa pa - Ảnh 2.

Một góc thị trấn Sa Pa - Ảnh: NAM TRẦN

Đề xuất gọi các phường, thị trấn ở Sa Pa là "Khu Sa Pa"

Từ những trăn trở này, ông Liễn cho biết thị xã Sa Pa đang đề xuất với tỉnh về "tên gọi mới" thay cho tên gọi như hiện nay là xã, phường sau khi bỏ chính quyền cấp huyện.

Cụ thể đối với khu vực đô thị (gồm: phường, thị trấn) nên đặt tên mới là "Khu" và đối với khu vực nông thôn (gọi xã) đặt tên "Vùng".

Theo đó tên gọi các chức danh sau khi bỏ cấp huyện, sắp xếp sáp nhập cấp xã, những chức danh chính của Đảng, chính quyền như bí thư, chủ tịch như cách gọi hiện nay là bí thư xã, chủ tịch UBND xã thay vì gọi như hiện nay thì cách gọi mới sẽ là bí thư, chủ tịch UBND khu/vùng.

Mặt khác, nếu gọi theo cách này (khu/vùng) thì tên hành chính cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố) và cấp xã (xã, phường, thị trấn) mà trước đây vẫn gọi sẽ ngầm hiểu là một và là đơn vị cấp dưới tỉnh, đồng thời vẫn thể hiện rõ nét chính quyền hai cấp (chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp cơ sở).

Như vậy, đối với Sa Pa dự kiến sau khi sáp nhập xã, phường nếu chọn phương án này chỉ còn 2 đơn vị hành chính mới.

Thì khi đó khu vực đô thị gồm các phường có thể gọi là "Khu Sa Pa", còn khu vực nông thôn gồm các xã thì nên gọi là "Vùng Sa Pa".

"Khi không gọi tên xã, phường nữa, bỏ cấp trung gian mà gọi là khu, vùng thì cảm nhận sẽ rất gần dân và cũng không còn khoảng cách giữa cấp tỉnh và cấp xã, mà chỉ còn là cấp cơ sở sau cấp tỉnh.

Phương án này cũng thể hiện vai trò của chính quyền hai cấp, cấp tỉnh và chính quyền cấp cơ sở, khi đó cấp xã, huyện sẽ dần chuyển thể sang cách gọi mới.

Đồng thời cũng giữ vị thế, vai trò đối đẳng của Sa Pa, được chia nhỏ với tên gọi mới là khu/vùng sẽ không ảnh hưởng đến các mối quan hệ hợp tác đối với các địa phương ngoài nước và các tổ chức quốc tế" - ông Liễn chia sẻ thêm.

Thành phố Quy Nhơn thành phường Quy Nhơn?

UBND thành phố Quy Nhơn (Bình Định) vừa có báo cáo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố khi bỏ chính quyền cấp huyện.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy yêu cầu phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu.

Phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ vườn đến từng công hàng xuất khẩu

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung đồn trạm biên phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu nghiên cứu điều chỉnh, bố trí bổ sung các đồn, trạm biên phòng

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các tỉnh, cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ tạo 'luồng xanh' vận chuyển cát, phục vụ cát xây dựng dự án vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị tạo ‘luồng xanh’ chở cát về vành đai 3, chỉ kiểm tra 1 lần

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Sáng 24-5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, với nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết ban hành luật.

Bộ trưởng Bộ Công an: Nhiều vụ lừa đảo quy mô lớn là từ lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh

Sau khi sáp nhập với tỉnh Bình Định, 1.011 cán bộ, công chức tỉnh Gia Lai có nhu cầu thuê nhà ở công vụ khi chuyển trung tâm chính trị - hành chính về tỉnh mới.

Hơn 1.000 cán bộ Gia Lai có nhu cầu nhà ở công vụ khi nhập tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar