05/02/2017 12:00 GMT+7

Rượu Bàu Đá, nhang Bả Canh

HUỲNH VĂN MỸ - TRƯỜNG ĐĂNG
HUỲNH VĂN MỸ - TRƯỜNG ĐĂNG

TTO - “Rượu làng Bàu Đá, nhang làng Bả Canh” là câu cửa miệng như “chỉ dẫn địa lý” giản đơn cho hai làng nghề rượu và nhang của cư dân quanh thành Hoàng Đế xưa nay.

Lò chưng nấu rượu Bàu Đá truyền thống trong gia đình

Với hai làng nghề này góp vào, người xưa trong vùng đã gần như tạo lập được khá nhiều nghề thiết yếu cho đời sống, trong đó rượu và nhang là hai loại sản vật được dùng trước hết cho việc cúng kiếng.

Làng Bàu Đá cách thành Hoàng Đế chừng 4 cây số về hướng tây nam, còn làng Bả Canh cách thành Hoàng Đế non 2 cây số về hướng đông...

Mỹ tửu từ nước giếng làng

Mới giữa buổi mai, chủ lò Huỳnh Thị Kim Dung (60 tuổi) đã nấu xong mẻ rượu đầu ngày, đang trộn men vào cơm để ủ, rồi lại chuẩn bị cho việc nấu mẻ rượu chiều.

“Mỗi ngày nhà tui nấu 6 nồi, chia làm hai mẻ sớm - chiều, được chừng 30 lít. Chuẩn bị một nồi cơm rượu công phu lắm. Phải vùi cơm với men trấu ủ 3 ngày 3 đêm, rồi lại ngâm ủ trong nước thêm 3 ngày 3 đêm mới cho vô nồi nấu cất...” - bà Dung cho biết.

Rượu được ngon thêm, được đằm vị, theo bà Dung, cũng nhờ người nấu rượu ở đây chứa rượu lâu ngày trong những chum sành lớn rồi lấy ra bán dần.

Nhưng yếu tố chính để rượu Bàu Đá có cái ngon đặc thù chính là do nguồn nước giếng có được trong làng.

Các chủ lò ở Bàu Đá kể rằng con gái làng Bàu Đá có chồng về các làng khác đã mở lò nấu rượu, nhưng vẫn không thể nào cho ra được rượu ngon như rượu Bàu Đá dù rằng họ vẫn nắm được những bí quyết trong việc trộn men, ủ ngâm cơm rượu và nấu cất, vẫn sử dụng loại men trấu thủ công từng dùng ở làng mình.

Để biết nước giếng ở làng Bàu Đá có thành phần gì mà khi dùng nấu rượu lại cho ra rượu ngon xứng danh mỹ tửu, 5 năm trước một doanh nhân đã kêu kỹ sư địa chất đến lấy nước giếng Bàu Đá cùng nước giếng ở các làng lân cận đem phân tích, đối chiếu để có dữ liệu mở một công ty sản xuất rượu Bàu Đá.

Nhưng cuối cùng công ty này không sản xuất được rượu Bàu Đá, mà phải đi mua rượu của chính làng Bàu Đá để có rượu bán và một thời gian sau thì... phá sản.

Cả làng Bàu Đá hiện có 36 hộ có lò nấu rượu, tất cả đều đã được ngành chức năng cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận nhãn hiệu cho từng chủ lò.

Tiếng tăm của rượu Bàu Đá những năm gần đây đã được kẻ xa người gần biết đến khá nhiều, nhưng đầu ra của danh tửu này vẫn chưa được như người Bàu Đá mong đợi. Đó là do những loại rượu mang tên Bàu Đá, Bầu Đá nhưng không được làm từ làng Bàu Đá bày bán tràn lan.

Biết được hiện tình thật/giả của rượu Bàu Đá, một số người ở Bình Định cũng như ở các nơi khác mỗi khi có dịp đến Bình Định đã cất công đến tận làng Bàu Đá mua một ít về dùng. Đây cũng là một kênh đầu ra đầy khích lệ cho người nấu rượu của làng này, vì “người ta đã biết đâu là nơi có rượu Bàu Đá thật”.

Và cái ngon của rượu Bàu Đá (vừa chạm lưỡi đã nghe vị cay nồng ấn tượng, chỉ một ly đã nghe nóng ran cả người với sự sảng khoái, phấn chấn, thêm vài ba chung dù có say vẫn thấy tỉnh táo, không đắng miệng, nhức đầu) đã lôi cuốn ngay những người mới được chạm chén lần đầu.

Làng nhang Bả Canh

Chẻ chu - việc làm nhẹ nên người già và trẻ em ở Bá Cảnh đều làm được - Ảnh: H.V.M.

“Nghề nhang không giàu sang được, người chẻ chu một ngày chỉ được 30.000-40.000 đồng. Nhưng được cái là dân mình có được việc làm trong nhà quanh năm suốt tháng. Dân mình có câu ca Anh ơi đừng lấy vợ chu / Tay mòn mắt cận lưng gù đít chai. Nhưng đó là nói vui vậy thôi chứ có ai dám chê cái nghề của ông cha đâu. Như tui ở làng khác vẫn lấy chồng người Bả Canh, vẫn sống với nghề chẻ chu đây mà...

Chị Dương Thị Phượng

Làng Bả Canh kề bên làng đúc đồng Bằng Châu. Cư dân quanh thành Hoàng Đế thường nói vui rằng ba làng rượu Bàu Đá, nhang Bả Canh, đúc Bằng Châu là ba làng anh em vì khi cúng kiếng thiếu gì thì thiếu nhưng phải có rượu, có nhang và cái lư nhang chân đèn.

Nét tươi vui, sự sinh động của ngôi làng chuyên về nghề nhang nấp mình bên những lũy tre này là bởi hiên nhà nào cũng có người ngồi bên đống tre chẻ chu (tăm để xe nhang), còn bên sân, bên lề đường luôn phơi đầy dãy chu, dãy nhang đủ màu.

Bà Phạm Thị Lan - 90 tuổi, vẫn còn ngồi chẻ chu - nói mình kế tục nghề này từ ông cha, nay con cháu bà cũng tiếp tục nghề này.

“Làng mình có khoảng 380 hộ, có chừng 800 người sống với nghề nhang, kẻ chẻ chu người xe nhang. Nhưng đông nhất là người chẻ chu, nhà nào cũng có hai - ba người chẻ, người già, con nít đều chẻ được. Còn xe nhang thì mấy năm nay có máy xe nên người xe bằng tay còn rất ít...” - ông Dương Văn Thảo (67 tuổi), người đang sống với nghề nhang, kể.

Chia nhau công việc để sống với nghề của tổ phụ. Một số trai tráng Bả Canh đến các tỉnh Tây nguyên mua các loại tre, lồ ô, vỏ bời lời chuyển về bán lại cho người làm chu, xe nhang của làng mình. Số khác lại lên các vùng rừng trong tỉnh tìm hái lá ren - một loại lá tạo mùi thơm cho nhang - mang về bán cho người trong làng xay bột trộn với bột vỏ bời lời làm thành bột xe nhang.

Mừng với người Bả Canh là bốn năm nay có thêm được đầu ra cho cây nhang từ Ấn Độ, Thái Lan. Cả làng Bả Canh cùng sống dựa vào nghề nhang từ bao đời chỉ để lấy công làm lãi.

“Nghề nhang không giàu sang được, người chẻ chu một ngày chỉ được 30.000 - 40.000 đồng. Nhưng được cái là dân mình có được việc làm trong nhà quanh năm suốt tháng. Dân mình có câu ca Anh ơi đừng lấy vợ chu / Tay mòn mắt cận lưng gù đít chai.

Nhưng đó là nói vui vậy thôi, chứ có ai dám chê cái nghề của ông cha đâu. Như tui ở làng khác vẫn lấy chồng người Bả Canh, vẫn sống với nghề chẻ chu đây mà...” - chị Dương Thị Phượng nói.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, kể: “Có một đoàn y tế thiện nguyện của Hàn Quốc hằng năm đến huyện Tây Sơn khám chữa bệnh cho người dân địa phương.

Lần đầu họ ngại ở Việt Nam thiếu ớt xanh, kim chi và rượu sochu (soju) nên đã mang ba thứ này theo. Trong bữa ăn lần đầu, chúng tôi mời họ uống rượu Bàu Đá, họ rất thích thú và khen rượu ngon quá.

Lần tiếp theo, chúng tôi mời họ uống rượu Bình Định nhưng không phải rượu Bàu Đá, họ phát hiện ngay, họ nói rượu này không phải rượu Bàu Đá.

Những lần sang Bình Định sau đó họ không còn mang theo rượu sochu nữa. Mỗi lần về, họ đều nhờ chúng tôi giúp mang một ít rượu Bàu Đá về nước làm quà”.

>> Kỳ tới: Nón đẹp Gò Găng

HUỲNH VĂN MỸ - TRƯỜNG ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar