Rừng trồng thuộc rừng sản xuất do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư thì ai là đại diện chủ sở hữu?
Rừng do cá nhân tự đầu tư thì cá nhân khai thác- Đồ họa: NGỌC THÀNH
Xin luật sư cho hỏi, nếu rừng trồng thuộc rừng sản xuất do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư thì thuộc sở hữu của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đó (Luật lâm nghiệp đã quy định), tại sao lại quy định do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu? Vì tôi đọc thì thấy như sau:
Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30-12-2022 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, tại điểm đ, khoản 1, điều 6 quy định: "Phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng thông thường do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu".
Nhưng tại điểm b, khoản 2, điều 6 quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án khai thác đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 điều 6 do cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư.
Điểm, khoản này áp dụng đối với những trường hợp nào thì đúng?
Bạn đọc Can Lâm gửi câu hỏi xin được tư vấn.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn như sau:
Qua câu hỏi của bạn, tôi nhận thức là bạn đang hiểu nhầm và hiểu chưa hết quy định của điều 6 thông tư 26/2022/TT-BNNPTNTngày 30-12-2022 của bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là thông tư 26) quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. Quy định này rất rõ ràng, không có gì mâu thuẫn, khó hiểu. Để hiểu đúng tinh thần điều 6 thông tư 26, cần hiểu quy định về chủ sở hữu rừng được quy định tại điều 7 Luật lâm nghiệp năm 2017. Theo đó, có hai nhóm chủ sở hữu:
Nhóm 1 (khoản 1, điều 7): Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm:
Như vậy, đối với câu hỏi bạn đặt ra là:Điểm, khoản này áp dụng đối với những trường hợp nào thì đúng, thì xin trả lời bạn: Đối với "rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ" thì áp dụng điểm đ khoản 1 và điểm a, khoản 2, điều 6 thông tư 26, còn rừng trồng do "tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư" thì áp dụng điểm b, khoản 2, điều 6 thông tư 26.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Mời bạn đọc gửi câu hỏi, vướng mắc pháp lý về chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao để được các chuyên gia nhiều kinh nghiệm giải đáp tường tận.
Liên quan vụ thiếu tá cảnh sát giao thông hy sinh khi làm nhiệm vụ, Công an tỉnh Lai Châu đang tạm giữ hình sự người lái xe máy tông thẳng vào cán bộ này.
Đại diện Tập đoàn Phúc Sơn đã lập ủy nhiệm chi cho ngân hàng chuyển 768 tỉ vào cơ quan thi hành án để khắc phục hậu quả vụ án thay cho ông Nguyễn Văn Hậu.
Lợi dụng danh nghĩa đang hoạt động báo chí để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trưởng văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ của một tạp chí bị bắt để điều tra.
Tôi nhận con nuôi, giờ hoàn cảnh khó khăn không nuôi tiếp được, vậy khi tôi chấm dứt thủ tục nuôi con nuôi thì đứa trẻ có đương nhiên về với cha mẹ ruột không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Bình luận hay