02/11/2014 09:58 GMT+7

Rùng mình với dầu chiên đen ngòm

TRỊNH VIẾT HIỆP - THÙY DƯƠNG - L.ANH
TRỊNH VIẾT HIỆP - THÙY DƯƠNG - L.ANH

TT - Nhiều người biết dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ gây hại sức khỏe. Tuy nhiên, những chảo dầu đen ngòm vẫn xuất hiện ở nhiều nơi.

Một người dân chiên bánh chuối - Ảnh: Tiến Long

Bạn đọc Trịnh Viết Hiệp (Hà Nội) đã gửi tới Tuổi Trẻ bài viết phản ánh tình trạng dùng dầu đen ngòm của các hàng quán trên vỉa hè.

Ăn hay không tùy người

Bạn đọc Hiệp viết những người trẻ thường “khoái khẩu” với những món chiên rán nóng hổi nơi vỉa hè, ngõ phố như bánh chuối, bánh gối, bánh khoai, nem, xúc xích, bánh ngô, quẩy...

Thế nhưng, đằng sau những món đồ chiên rán vàng rộm hấp dẫn kia có mấy ai biết chúng được chế biến bằng một loại mỡ, dầu ăn kém chất lượng.

Một số hàng bánh rán gồng gánh nơi đầu phố, vỉa hè không dùng dầu ăn đóng chai xịn mà họ mua mỡ heo ở chợ về rán lấy mỡ dùng chế biến các món bánh. Họ mua cả những loại mỡ bặng nhặng, thậm chí ôi thiu và có giá thành càng rẻ càng tốt.

Rồi nữa, không ít hàng đã mua lại dầu rán từ các chủ đầu nậu nấu thuê với giá rẻ một nửa, thậm chí chưa bằng một nửa so với dầu ăn thông thường...

Bạn đọc Hiệp kể đôi lần ngồi ăn bánh chuối, bánh khoai rán phía đường Láng (gần cầu Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) thấy một số chủ hàng tận dụng nguồn dầu mỡ đen ngòm để rán bánh.

Ngay cả những mẻ dầu mỡ họ rán bánh từ hôm trước còn thừa thì hôm sau vẫn được mang ra để rán tiếp.

Nhiều người không để ý đến “công nghệ chiên rán” của chủ hàng mà cứ thấy bánh nóng là ăn. Nhưng một số người kỹ tính khi quan sát “hậu trường” của việc chế biến đã không bao giờ bén mảng tới nữa.

Hoa, sinh viên Đại học Sư phạm, kể với bạn đọc Hiệp: “Một lần đi ăn bánh ngô, bánh chuối rán ở cổng trường, tớ quan sát thấy bà chủ đổ dầu ăn đen ngòm từ cái can cáu bẩn ra chảo để rán. Nhìn thấy vậy tớ rùng mình muốn nôn và từ lần sau bạn bè rủ đi ăn tớ không bao giờ đi nữa...”.

Cố nhìn vào chảo dầu

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết vừa qua chi cục đã đi khảo sát, kiểm tra, lấy mẫu các thực phẩm được chiên tại quán ăn, các đơn vị thức ăn đường phố như chả cá, bánh tiêu, quẩy... để xét nghiệm.

Kết quả cho thấy có khoảng 10-20% cơ sở này có những sản phẩm có chỉ tiêu độ ôi của mỡ vượt mức an toàn.

Khi phát hiện điều này, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP đã gửi công văn tới 24 quận, huyện đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát đối với những cơ sở này, đồng thời tuyên truyền cho người dân.

Đến nay chưa có một nghiên cứu về việc dầu chiên bao nhiêu lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, do vậy các quận huyện chỉ tuyên truyền cho các cơ sở này và người dân tránh chiên nhiều lần ở nhiệt độ cao vì dễ sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Huỳnh Mai, người dân rất khó nhận biết những sản phẩm được chiên nhiều lần nếu chỉ nhìn vào sản phẩm.

Tuy nhiên, nếu được nhìn những chảo dầu đang chế biến thấy dầu ngả sang màu sậm, không còn màu óng mượt như lúc đầu và lắng cặn ở bên dưới thì mới biết sản phẩm đó được sử dụng dầu chiên nhiều lần.

Biết nguy nhưng cứ dùng

Chiều 1-11, đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết từ năm 2011 đến nay, cơ quan này liên tục có khuyến cáo mức độ nguy hiểm của dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần, đặc biệt với các món chiên đường phố như quẩy, hành phi, bánh rán, bánh chuối...

Theo y văn, dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần có thể dẫn tới ung thư, tùy thuộc vào lượng mảnh dầu, thịt bị cháy trong dầu dùng lại và lượng thực phẩm chiên bằng dầu dùng lại.

Viện Dinh dưỡng quốc gia trước đây cũng đã khuyến cáo không nên sử dụng dầu quá lần chiên thứ hai.

Tuy nhiên điều đáng tiếc là mọi người đều biết dùng dầu chiên đi chiên lại nguy hiểm, nhưng để tránh nguy hiểm bằng cách đổ dầu đã dùng thì ngay tại gia đình, nhiều người vẫn chắt dầu ăn thừa sau khi chiên vào bát để dùng cho bữa sau.

Còn các quầy hàng ăn đường phố thì cảnh tượng thường thấy là chảo dầu đã chuyển sang màu đen nhưng vẫn được tiếp tục dùng.

Người dân luôn nghĩ nguy hiểm ở đâu đó chưa đến mình nên vẫn dùng các thực phẩm chiên bằng dầu bẩn, nhưng thực tế là rất nguy hiểm.

Vị này nói nên tẩy chay những sản phẩm bẩn để người bán hàng, người sản xuất có ý thức hơn với vệ sinh thực phẩm.

TRỊNH VIẾT HIỆP - THÙY DƯƠNG - L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Bắt đầu từ ngày 1-7, nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính sẽ không còn phải quay lại bệnh viện hằng tháng để lấy thuốc như trước, mà sẽ được cấp thuốc trên 30 ngày.

Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư công trong ngành y tế TP.HCM sau sáp nhập

Sau sáp nhập, tổng số các dự án đầu tư công của TP.HCM sẽ tăng lên, ngành y tế TP.HCM sẽ tập trung giải quyết dự án xây mới, kế hoạch sử dụng và tháo gỡ các dự án còn vướng mắc.

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư công trong ngành y tế TP.HCM sau sáp nhập

Hyunjin C&T phân phối Désembre bị thu hồi 1 sản phẩm

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc đối với sản phẩm Désembre derma science high frequency cream professional của Công ty TNHH Quốc tế Hyunjin C&T.

Hyunjin C&T phân phối Désembre bị thu hồi 1 sản phẩm

Cấp cứu bé gái bị hạ canxi máu trên máy bay: Trên chuyến bay hôm ấy, tôi không chỉ làm bác sĩ

'Tôi sống lại cảm giác đầu tiên khiến mình chọn nghề này: giữ lại sự sống, chỉ bằng trái tim và hai bàn tay. Khoảnh khắc bé nằm trên băng ca, ngoái đầu nhìn lại, nước mắt rưng rưng như muốn nói lời cảm ơn. Tôi nhớ mãi', bác sĩ Tiến nói.

Cấp cứu bé gái bị hạ canxi máu trên máy bay: Trên chuyến bay hôm ấy, tôi không chỉ làm bác sĩ

Giải tỏa tâm lý sau mùa thi

Mỗi kỳ thi đi qua, khi nhiều học sinh tận hưởng kỳ nghỉ hè vui vẻ, cũng là lúc một số em rơi vào khủng hoảng, thậm chí bỏ nhà ra đi…

Giải tỏa tâm lý sau mùa thi

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt

Bệnh sốt xuất huyết đang hoành hành, và có một điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần biết để bảo vệ con em mình, đặc biệt là các bé gái đang tuổi dậy thì.

Cảnh giác sốt xuất huyết nhầm với chảy máu kinh nguyệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar