17/07/2010 03:27 GMT+7

Rừng cấm làng An Tráng

VÕ QUÝ CẦU
VÕ QUÝ CẦU

TT - Người làng An Tráng xem rừng cấm của làng là nguồn sinh mạch. Rừng có xanh thì nguồn mạch mới tươi tốt, làng mới thịnh. Chính vì vậy, từ xa xưa đến giờ người làng đều tự giác giữ rừng.

Phóng to
Cụ Huỳnh Ký bên gốc cây cầy cổ thụ ở rừng An Tráng - Ảnh: V.Q.C.

Đưa tôi đi vòng quanh khu rừng cấm rộng chừng 10ha thuộc xã Bình Tân (Bình Sơn, Quảng Ngãi), cụ Huỳnh Ký, người dân địa phương, nói: “Từ hồi nhỏ tôi đã thấy rừng tốt rậm rì. Cha tôi bảo giữ được rừng mới có bát cơm ăn”.

Làng An Tráng nằm cách núi Thình Thình (cao nhất huyện Bình Sơn) chừng 3km. Mùa mưa con nước từ trên núi đổ về dẫn theo suối Lương Nông rồi chạy đến bàu An Tráng cạnh khu rừng cấm. Rừng giữ nước nên bàu An Tráng nước chẳng bao giờ cạn, con cá gáy, cá chẽm to bằng cái thớt gỗ cứ quẫy dưới đìa.

Còn trong rừng, dưới những cây gỗ như sến, trâm bầu, có cây mây, dây chạc chìu quấn quanh rậm rịt. Các loài cò, diệc, bìm bịp kiếm ăn ở bàu An Tráng rồi bay vào rừng cấm làm tổ đẻ. Mùa gió bấc thổi, những đàn cò từ phương bắc bay về kiếm ăn trên đồng rồi bay vào ngọn cây ngủ trắng cả rừng.

Cụ Nguyễn Lai - 86 tuổi, cao niên nhất làng An Tráng - kể: “Từ hồi tóc còn để chỏm trái đào tui đã nghe cha mình nói về hương ước của làng. Người làng chỉ được phép lấy củi khô chứ không được đốn cây, chặt phá. Nếu ai vi phạm sẽ bị tịch thu gỗ, bị phạt tiền. Còn tái phạm sẽ bị trục xuất khỏi làng. Hương ước này bây giờ người làng vẫn giữ và lệ làng hằng năm vẫn cứ diễn ra”.

Từ nguồn lâm sản phụ, tiền xâu từ việc tát đìa hay bán những cây rừng bị chết được người làng An Tráng đưa vào làm quỹ của làng để mua heo, gà về làm tiệc trong bữa tổ chức lệ của làng tiến hành vào ngày 29 tháng giêng hằng năm tại miếu làng An Tráng, nằm sát mé rừng cấm.

Vào ngày đó, dân làng tề tựu về làm rạp, lợp tranh. Những người già trong lúc chờ các bà, các chị làm tiệc lại cùng đám thanh niên và các cháu thiếu niên đi dạo trong rừng cấm chỉ cho con cháu biết về những loại cây rừng. Lâu dần nên quen, người làng hiểu rõ hơn về lá phổi xanh của làng.

Trưởng xóm An Tráng Phạm Văn Vinh đưa quyển sổ ghi nhật ký của rừng cấm cho tôi xem rồi nói: “Dân làng An Tráng xưa giờ có ai vi phạm lệ làng đi phá rừng cấm đâu. Nhưng bây giờ người làng lo thật, bởi biết đâu sau khi “thanh toán” những cây rừng quý giá ở các khu vực lân cận, các nhóm lâm tặc từ nơi khác lại tìm đến phá rừng cấm của mình nên làng phân công nhau đi tuần tra, thấy có người lạ vào rừng là báo cho làng biết mà theo dõi và tóm ngay nếu họ phá rừng”.

VÕ QUÝ CẦU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar