06/07/2013 19:18 GMT+7

Rực rỡ chợ phiên Cốc Ly

THÁI NGỌC
THÁI NGỌC

TTCT - Loay hoay ở Mường Nhé, quên mất ngày tháng. Đến Lào Cai hôm thứ hai mới biết mình vừa hụt chợ phiên chủ nhật Bắc Hà. Chưa kịp nuối tiếc, tiếp tân khách sạn Đoan Trang nhanh nhảu mách: “Mai anh đi Cốc Ly đi. Chợ phiên thứ ba ở đó vui lắm...”.

Thế là đi.

Phóng to
Phiên chợ trâu đặc biệt ở Cốc Ly - Ảnh: Thái Ngọc

Xã Cốc Ly thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Không xa Lào Cai lắm nhưng nằm heo hút nơi rừng rậm biên cương, lại bị “cái bóng” của Sa Pa kiều diễm, Bắc Hà nhiệt náo che khuất…

Cốc Ly trước đây ít được biết đến, giờ là điểm đến yêu thích của khách Tây, ta. Phiên chợ thứ ba hằng tuần nơi đây vẫn giữ được nhiều nét duyên xưa, đằm thắm hơn những phiên chợ Sa Pa, Bắc Hà đã ít nhiều phai phôi bởi sự thương mại hóa, cũng như hàng hóa đã bị “tàu hóa” nhiều.

Chợ quê bên sông

Chợ Cốc Ly cách Lào Cai khoảng 70km. Đường dễ đi vì có bảng hướng dẫn rõ. Ở Lào Cai có thể thuê xe gắn máy giá 150.000-200.000 đồng/ngày, tùy chất lượng xe. Có thể đến Cốc Ly bằng cách đi thuyền trên sông Chảy từ Bảo Nhai, cách Cốc Ly 20km. Ngoài chợ phiên ngày thứ ba, Cốc Ly rất vắng vẻ, lặng lẽ. Các hàng lưu niệm bằng thổ cẩm, vải vóc ở đây giá mềm hơn ở Sa Pa.

Tôi thuê xe gắn máy đi Cốc Ly mới thấy mình may mắn. Vì con đường đến Cốc Ly lúc đó đang làm dang dở, chỉ có xe máy chạy được đến gần chợ. Tuy nhiên, con đường bùn sình xe hơi không chạy được đó cũng không cản nổi chân hàng đoàn những du khách Âu - Mỹ hăm hở lội bước. Và cũng như các bạn, tôi tròn xoe mắt ồ òa khi thấy bên con sông Chảy xanh biếc một phiên chợ rực rỡ sắc màu - chợ phiên Cốc Ly đây rồi.

Họp thứ ba hằng tuần, chợ phiên Cốc Ly (Gốc Mận, theo tiếng địa phương) là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc Mông, Tày, Dáy, Dao, Nùng... Không chỉ từ xã Cốc Ly, đồng bào còn lặn lội từ Bảo Nhai, Cốc Lầu của huyện Bắc Hà hay cả từ các huyện Si Ma Cai, Mường Khương... về đây họp chợ.

Chợ Cốc Ly rực sắc không chỉ vì những gian hàng vải vóc thổ cẩm nhiều màu mà còn vì xiêm y lung linh sắc màu của phụ nữ người Mông Hoa, người Dao... Nơi sắc màu rực rỡ nhất là các dãy bán vải vóc quần áo, nơi túm năm tụm ba các bà, các cô chỉ trỏ xôn xao. Không thua sắc kém màu là góc nhỏ “Ảnh viện”, nơi các cô gái trẻ rúc ra rúc rích vuốt lại áo váy, chải lại tóc, tô chút son... rồi bẽn lẽn chụp hình trước chiếc phông hình non nước thủy mặc xanh xanh đỏ đỏ, dập dìu chim bay bướm lượn...

Pha thêm sắc, tô thêm màu là những gian hàng bán các phẩm vật địa phương. Từ những loại cây trái đến thảo dược, đến các loại rau rừng lạ sắc, gạo nương đỏ màu, mèn mén vàng, ngô cũng vàng... Tất cả các sắc màu Cốc Ly quyện hòa vào nhau, bừng sáng cả góc núi rừng xanh thẫm màu chàm.

Phóng to
Sông Chảy êm đềm ở Cốc Ly - Ảnh: Thái Ngọc
Phóng to
Đường lầy sình không cản bước chân hăm hở của mấy đoàn khách Tây đi chợ phiên Cốc Ly - Ảnh: Thái Ngọc

Nét duyên thôn dã

Cũng nhiều khu vực bán các mặt hàng theo nhóm như các chợ phiên, điểm đặc biệt của Cốc Ly là góc chợ bán trâu to rộng và nhiều trâu nhất trong các chợ phiên Tây Bắc tôi đã ngang qua. Các chú trâu, tài sản quý, cũng là người bạn thân thiết giúp việc cày cấy của đồng bào Bắc Hà, luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các anh các chú. Việc buôn bán trâu ở đây cũng lạ. Thấm đẫm tình.

Lang thang qua những phiên chợ trâu hoành tráng Rantepao (Indonesia), phiên chợ gia súc lớn nhất vùng Trung Á, Karakol..., tôi chưa bao giờ thấy cảnh bán mua luyến lưu như ở Cốc Ly khi người bán cứ dùng dằng, lần lữa trong việc phải bán đi chú trâu, người bạn thân thiết của cả nhà.

Nhà phải có việc rất cần thiết đồng bào mới phải dắt trâu ra chợ, nhưng nếu không tìm được người chủ mới phù hợp với con vật thân thuộc với gia đình, họ lại dắt về. Có khi đến mấy phiên chợ mới bán được. Có chú trâu được bán, chủ mới dắt đi rồi vẫn cứ dùng dằng quay đầu tìm chủ cũ với đôi mắt ướt rượt ngác ngơ.

Tiếng nghé ọ vướng víu đâu đó trên những con đường về bản mới, giữa núi rừng sớm mai nghe sao nao lòng.

Ngang qua rẻo đất của mấy cô hàng rượu, thấy cánh phụ nữ cắp chai đến mua còn đông hơn nam giới. “Không phải tao uống đâu, mua cho chồng mà!”. Nghe khách lạ đùa, cô gái Mông xinh xắn Thào Ly đỏ mặt lắc đầu quầy quậy trả lời.

Phóng to
Rực rỡ sắc màu chợ phiên Cốc Ly - Ảnh: Thái Ngọc
Phóng to
Theo mẹ đi chợ phiên - Ảnh: Thái Ngọc
Phóng to
“Không phải tao uống đâu, mua cho chồng mà!” - Ảnh: Thái Ngọc
THÁI NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm một vườn nho ở Đồng Tháp đón khách tham quan miễn phí

Gần 200 cây nho tím Bailey tại vườn sinh thái Hoa Tím, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho trái vụ đầu tiên, chủ vườn mở cửa cho khách tham quan miễn phí.

Thêm một vườn nho ở Đồng Tháp đón khách tham quan miễn phí

Doanh nghiệp Hội An đưa du khách đi tour... vớt rác rừng dừa Bảy Mẫu

Trong mùa thấp điểm du lịch quốc tế, doanh nghiệp lữ hành ở Hội An đã tổ chức đưa du khách tham quan rừng dừa kết hợp dọn rác. Tour du lịch này được khách hưởng ứng.

Doanh nghiệp Hội An đưa du khách đi tour... vớt rác rừng dừa Bảy Mẫu

Mặt biển Nhơn Lý như nở hoa sau cú bung chài điệu nghệ

Qua bàn tay lành nghề của các ngư dân lão luyện làng biển Nhơn Lý, những kỹ thuật thả lưới vây để bắt cá cơm, ruốc biển, mực... trở nên điệu nghệ dưới con mắt du khách.

Mặt biển Nhơn Lý như nở hoa sau cú bung chài điệu nghệ

Vườn nho mẫu đơn trĩu quả khiến du khách mê mẩn 'sống ảo'

Vườn nho mẫu đơn trĩu quả của nông dân Tống Minh Hải ở Ninh Thuận đang trở thành điểm tham quan mới. Nho mẫu đơn có vị ngọt thanh hấp dẫn, quả đẹp long lanh khiến du khách mê mẩn sống ảo.

Vườn nho mẫu đơn trĩu quả khiến du khách mê mẩn 'sống ảo'

Ăn chơi ‘tẹt ga’ ở đảo ngọc Quan Lạn với 2,5 triệu đồng

Được mệnh danh là ‘viên ngọc xanh’ của Quảng Ninh với làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn cùng loạt đặc sản trời ban, Quan Lạn là hòn đảo đang được săn đón dịp hè này.

Ăn chơi ‘tẹt ga’ ở đảo ngọc Quan Lạn với 2,5 triệu đồng

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?

Sau sáp nhập, tỉnh mới này sẽ sở hữu hồ nước ngọt lớn nhất Việt Nam, trong top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có cảnh sắc thơ mộng, trữ tình.

Sau sáp nhập, tỉnh nào có hồ nước ngọt trong top đẹp nhất thế giới cần được bảo vệ đặc biệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar