09/10/2024 21:16 GMT+7

Rộn ràng mùa đánh bắt ruốc trên biển Phú Quốc

Những ngày này người dân Phú Quốc rộn ràng chuẩn bị lưới và các ngư cụ khác rồi chạy tàu ra Bãi Dài, Bãi Trường (xã Dương Tơ) để đánh bắt ruốc.

Rộn ràng mùa đánh bắt ruốc trên biển Phú Quốc - Ảnh 1.

Gia đình ông Quân đánh bắt được 300-600kg ruốc/ngày - Ảnh: CHÍ CÔNG

Làm nghề đánh bắt ruốc khoảng 20 năm, ông Trần Văn Quân - người dân ở xã Cửa Cạn (TP Phú Quốc, Kiên Giang) - cho biết từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, Bãi Trường, Bãi Dài… và nhiều khu vực bãi biển khác ở TP Phú Quốc ruốc về nhiều.

Thời điểm này, ông và người dân sinh sống bằng nghề câu lưới ở địa phương lại được mùa "ăn nên làm ra".

Ruốc về, cuộn tròn đỏ au dưới mặt biển. Cá biển cũng tranh nhau săn ruốc chạy sáng cả mặt nước. Người dân cứ thế dùng lưới, mùng… bao vây bắt ruốc trên biển.

"Gia đình tôi chạy tàu dọc theo bờ biển rồi nhìn xem khu vực nào mặt nước đỏ lên là có con ruốc. Lúc này mới bỏ lưới bao lại rồi kéo lên. Trúng mánh có khi dính cả tấn ruốc tươi...", ông Quân nói.

Rộn ràng mùa đánh bắt ruốc trên biển Phú Quốc - Ảnh 2.

Ruốc ở vùng biển Phú Quốc đã sụt giảm sản lượng nhiều, nhưng vẫn mang lại nhiều niềm vui cho người dân Phú Quốc vì bán được giá - Ảnh: CHÍ CÔNG

Theo ông Quân, trước đây ruốc ở vùng biển Phú Quốc "nhiều vô số kể". Năm nay ruốc vẫn có nhưng sản lượng ít đi nhiều, giảm hơn 50% so với trước nên ông lênh đênh trên biển chạy tàu dọc theo Bãi Trường (đoạn từ Dương Đông về An Thới) săn ruốc. 

Siêng năng cũng kiếm được 300 - 600kg ruốc/ngày. Ruốc tươi ông bán giá 5.000 đồng/kg; ruốc phơi khô bán 80.000 đồng/kg, góp phần ổn định cuộc sống.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, khách du lịch thường mua ruốc khô về ăn và biếu, tặng người thân, bạn bè. Các hàng quán thì chế biến thành nhiều món ăn như ruốc chiên bột ăn kèm với rau sống, ruốc kho khô tóp mỡ, canh ruốc và làm mắm ruốc.

Đắt hàng nên đến mùa ruốc về ông Quân và hàng chục ngư dân khác ở Phú Quốc vẫn chạy tàu, bao lưới bắt ruốc làm nhộn nhịp cả ngư trường.

"Bắt ruốc ở Phú Quốc là theo mùa. Thời gian này, ngư dân đánh bắt ruốc cũng là một cách hay ổn định sinh kế, đảm bảo cuộc sống gia đình" - ông Lê Đình Quảng, chủ tịch Hội Nông dân TP Phú Quốc, nói.

Dân Phú Quốc rộn ràng đánh bắt mùa ruốc về - Ảnh 7.

Phát hiện vùng biển có ruốc, người dân chạy tàu bao lưới vây bắt - Ảnh: CHÍ CÔNG

Dân Phú Quốc rộn ràng đánh bắt ruốc trên biển - Ảnh 4.

Người dân phường Dương Đông dùng mùng kéo bắt ruốc - Ảnh: CHÍ CÔNG

Dân Phú Quốc rộn ràng đánh bắt ruốc trên biển - Ảnh 5.

Người dân Phú Quốc trên một tàu chở ruốc tươi về nhà - Ảnh: CHÍ CÔNG

Rộn ràng mùa đánh bắt ruốc trên biển Phú Quốc - Ảnh 6.

Ruốc trước khi đưa đến bàn ăn được người dân chế biến kỹ lưỡng, sạch sẽ - Ảnh: CHÍ CÔNG

Dân Phú Quốc rộn ràng đánh bắt mùa ruốc về - Ảnh 2.

Ruốc phơi khô người dân Phú Quốc bán với giá 80.000 đồng/kg - Ảnh: CHÍ CÔNG

Dân Phú Quốc rộn ràng đánh bắt ruốc trên biển - Ảnh 8.

Ruốc tươi chế biến thành nhiều món ăn ngon như ruốc chiên bột, ruốc kho khô tóp mỡ, canh ruốc và làm mắm ruốc - Ảnh: CHÍ CÔNG

Nhộn nhịp mùa ốc tỏi ở Phú Quốc

Ốc tỏi đang vào mùa nên ngư dân ở Phú Quốc tất bật đi lặn bắt ốc về bán cho thương lái với giá khá cao, dao động 160.000 - 200.000 đồng/kg.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar