31/03/2024 09:47 GMT+7

Romania, Bulgaria gia nhập một phần khối Schengen sau 13 năm chờ đợi

Ngày 31-3, Romania và Bulgaria chính thức gia nhập một phần khối Schengen của Liên minh châu Âu (EU), hai nước dỡ bỏ kiểm soát biên giới bằng đường không và đường biển.

Du khách làm thủ tục tại sân bay có biển chỉ dẫn mới lắp đặt dành cho khu vực Schengen và không thuộc Schengen tại sân bay quốc tế Henri Coanda ở Otopeni, Bulgaria, ngày 31-3 - Ảnh: AFP

Du khách làm thủ tục tại sân bay có biển chỉ dẫn mới lắp đặt dành cho khu vực Schengen và không thuộc Schengen tại sân bay quốc tế Henri Coanda ở Otopeni, Bulgaria, ngày 31-3 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin AFP, việc Romania và Bulgaria gia nhập khối Schengen ngày 31-3 mở đường cho việc đi lại tự do bằng đường hàng không và đường biển giữa hai nước này và EU mà không cần kiểm tra biên giới.

Tuy nhiên, do Áo phủ quyết, các biện pháp kiểm soát trên biên giới đất liền sẽ vẫn được duy trì, do Áo phản đối việc các nước Đông Âu trở thành thành viên chính thức của khu vực Schengen vì lo ngại làn sóng người xin tị nạn tràn vào.

Mặc dù chỉ là thành viên một phần của khu vực Schengen, nhưng việc dỡ bỏ kiểm soát tại biên giới trên không cũng như trên biển của hai nước có giá trị biểu tượng quan trọng.

Nhà phân tích chính sách đối ngoại Stefan Popescu nhận định việc được nhận vào Schengen là một "cột mốc quan trọng" đối với Bulgaria và Romania.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố: "Đây là một thành công lớn cho cả hai nước và là một khoảnh khắc lịch sử đối với khu vực Schengen. Cùng nhau, chúng ta đang xây dựng một châu Âu vững mạnh hơn, đoàn kết hơn cho mọi công dân".

Với việc Bulgaria và Romania gia nhập, khu vực Schengen hiện có 29 thành viên, bao gồm 25 trong số 27 quốc gia thành viên EU, cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein. 

Quy định Schengen sẽ áp dụng cho 4 cảng biển và 17 sân bay của Romania, trong đó sân bay quốc tế ở Otopeni gần thủ đô Bucharest là trung tâm lớn nhất.

Chính phủ Romania cho biết nhiều nhân viên bao gồm cảnh sát biên giới và nhân viên nhập cư sẽ được triển khai để hỗ trợ hành khách và phát hiện những người muốn rời khỏi Romania bất hợp pháp. Việc kiểm tra ngẫu nhiên cũng được thực hiện để chống giấy tờ giả và nạn buôn người.

Cả Bulgaria và Romania đều hy vọng sẽ hội nhập hoàn toàn vào Schengen vào cuối năm nay, nhưng cho đến nay Áo chỉ nhượng bộ cho các tuyến đường hàng không và đường biển.

Được thành lập năm 1985, khối Schengen hiện cho phép hơn 400 triệu người đi lại tự do giữa các nước thành viên mà không cần kiểm soát biên giới nội bộ.

Tây Ban Nha, Ý cho phép du khách EU, khối Schengen và Anh nhập cảnh không cách ly

TTO - Kể từ ngày 21-6, Tây Ban Nha bước vào giai đoạn bình thường mới và cho phép du khách từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), khối Schengen và Vương quốc Anh nhập cảnh mà không cần phải tự cách ly hai tuần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar