01/10/2016 08:41 GMT+7

​Rối loạn tiêu hóa: Xử trí và phòng bệnh cho trẻ dưới một tuổi

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp ở trẻ dưới một tuổi với những biểu hiện nôn trớ, đầy hơi, trào ngược, chướng bụng, đau quặn bụng, tiêu chảy, táo bón…

Những biểu hiện này xuất hiện trong quá trình nuôi trẻ liên quan đến bữa ăn, thức ăn và cách cho con ăn. Những rối loạn này sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, làm cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển về trí tuệ, thể chất, nếu để trẻ bị tiêu chảy nhiều lần kéo dài dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải… Do đó, các bậc phụ huynh cần biết cách xử trí và phòng bệnh cho trẻ.

Một số biểu hiện rối loạn tiêu hóa cần quan tâm

- Nôn trớ: sau khi sinh dạ dày của bé còn nhỏ, ở tư thế nằm ngang nên khi bú xong thức ăn dễ trào ra ngoài khi bế trẻ ở tư thế không thích hợp. Tình trạng nôn trớ của bé gọi là nôn trớ sinh lý, có khoảng 75-80% trẻ em bị nôn trớ sẽ tự khỏi sau một tuổi.

- Táo bón: biểu hiện trẻ đi ngoài không thường xuyên có thể 2 -3 ngày đi một lần, phân khô rắn đóng khuôn, trẻ thường biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc, đau bụng, không tăng cân, chậm lớn…

- Tiêu chảy: tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng thường do vi khuẩn (Echoli), ký sinh trùng, đặc biệt tiêu chảy ở trẻ dưới một tuổi thường do Rotavirus gây ra. Biểu hiện của tiêu chảy là: đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, trẻ chán ăn, nôn trớ, sốt, mất nước rối loạn điện giải, mức độ nặng điều trị không kịp thời có thể gây tử vong…

Cách xử trí và phòng bệnh

* Khi trẻ bị nôn trớ các bà mẹ cần thực hiện:

- Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không quá no.

- Cho trẻ bú đúng tư thế, giúp trẻ ngậm sâu vào quầng vú mẹ, không để trẻ ngậm vú lửng lơ. Vì để trẻ bú không đúng cách làm cho trẻ nuốt nhiều hơi dẫn đến đầy hơi và nôn trớ.

* Khi trẻ bị táo bón các bà mẹ cần làm:

- Cho trẻ uống nhiều nước trong ngày (nên dùng nước đun sôi để nguội).

- Không cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 5 tháng tuổi).

- Trẻ đến tuổi ăn dặm cần cho ăn thêm rau, quả như: khoai lang, mồng tơi, cà rốt, cải bắp, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi …

- Chọn sữa thích hợp, pha sữa đúng cách, không pha sữa quá đặc.

* Khi trẻ bị tiêu chảy các bà mẹ cần làm:

- Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường.

- Cho trẻ uống Oresol bù điện giải tại nhà, nếu trẻ có biểu hiện mất nước cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.

- Cho trẻ uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

Hiện nay có hai loại vắc-xin uống ngừa tiêu chảy do Rotavirus:

• Vắc-xin Rotarix (dạng uống): có tác dụng phòng ngừa viêm dạ dày-ruột do Rotavirus. Phác đồ phòng ngừa uống 02 liều, liều đầu tiên cho trẻ uống lúc 6 tuần tuổi, liều 2 cách liều 1 ít nhất 1 tháng, liếu lượng uống1,5ml/lần. Lưu ý: 2 liều vắc-xin Rotarix uống dự phòng phải hoàn thành trước 6 tháng tuổi, trẻ đã uống liều đầu tiên bằng Rotarix thì liều thứ 2 cũng phải uống bằng Rotarix.

• Vắc-xin Rotateq (dạng uống): Có tác dụng phòng ngừa viêm dạ dày-ruột do Rotavirus. Phác đồ phòng ngừa cho trẻ uống 3 liều vắc-xin, liều đầu cho trẻ uống khi 8-12 tuần tuổi các liều tiếp theo cách nhau ít nhất 1 tháng, hoàn thành liều thứ 3 trước khi trẻ được 8 tháng tuổi, liều uống 2ml/lần.

Điều quan trọng là không nên trì hoãn việc uống vắc-xin phòng ngừa Rotavirus, vì chủ động uống vắc-xin giúp bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của bạn.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar